ĐỌC
Chơi trò chơi: Nghe từ ngữ, đoán âm thanh.
Cách chơi: Một bạn nêu từ ngữ chỉ âm thanh, một bạn đoán đó là âm thanh của sự vật, hiện tượng nào.
M: tí tách - tiếng mưa rơi.
TIẾNG HẠT NẢY MẦM
Mắt sáng, nhìn lên bảng
Lớp mươi nụ môi hồng
Đôi tay cô cụp mở
Báo tưng bừng thanh âm.
Cánh sẻ vụt qua song
Hót nắng vàng ánh ỏi
Các bé vẫn lặng chăm
Nhìn theo cô mấp máy.
Sau ngón tay cô đấy
Là tiếng hạt nảy mầm
Tiếng lá động trong vườn
Tiếng sớm mai mẹ gọi.
Tiếng cuộc đời sâu vợi
Con tàu biển buông neo
Ngôi sao mọc rừng chiều
Vó ngựa ran vách đá.
Bao nghĩ suy vất vả
Trong mắt người lo toan
Để từng âm có nghĩa
Bật lên từ môi em.
Nghe cánh vỗ chim non
Trước diệu kì tiếng hót
Giữa hồn nhiên lớp học
Ai nụ cười rưng rưng.
(Tô Hà)
1. Ở khổ thơ thứ nhất, chi tiết nào giúp em nhận ra đây là lớp học của trẻ khiếm thính (mất khả năng nghe hoặc nghe kém)?
2. Theo em, những khó khăn, thiệt thòi của các bạn học sinh trong bài thơ là gì?
3. Cô giáo đã gợi lên trong tâm trí học trò những hình ảnh và âm thanh nào của cuộc sống?
4. Những chi tiết nào cho thấy các bạn học sinh rất chăm chú? Vì sao giờ học của cô giáo cuốn hút được các bạn?
5. Em có suy nghĩ gì về cô giáo của lớp học đặc biệt này qua 2 khổ thơ cuối?
* Học thuộc lòng bài thơ.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LUYỆN TẬP VỀ ĐẠI TỪ
1. Tìm các từ dùng để xưng hô trong mỗi đoạn dưới đây. Nhận xét về thải độ của người nói qua các từ đó.
a. Trông thấy tôi theo mẹ vào đến cống, bà buông cái chổi, chạy ra nắm tay tôi.
- Cu Dùng lớn ngần này rồi ư?
[...]
Bà xăng xái xuống bếp lấy dao ra vườn chật mía đem vào.
- Mía ngọt låm, mẹ con ăn đi cho đỡ khát.
Bà róc, bà tiện, bà chẻ từng khẩu mía đưa cho tôi:
- Ăn đi! Cháu ăn đi! Răng bà yếu rồi, bà chả nhai được đâu.
(Theo Vũ Tú Nam)
b. Cánh cam vùng chạy, nhớn nhác tìm lối thoát. Chuột cống cười phá lên:
- Ha ha! Ta đã cho bịt kín tất cả lối ra vào. Nhà ngươi chớ có nhọc công vô ích! Tất cả các ngươi đã trở thành nô lệ của ta. Dưới cống này, ta là chúa tể, các người không biết sao?
(Vú Tú Nam)
2. Chọn các đại từ thay thế thích hợp với mỗi bông hoa và cho biết chúng được dùng để thay cho từ ngữ nào.
đó ấy thế vậy này
a. Cô dạy mình động tác bơi ếch. Động tác 🌸 thật lạ.
b. Cây lạc tiên ra quả quanh năm. Vì 🌸, con đường luôn phảng phất mùi lạc tiên chín.
c. Mây đen đã kéo đến đầy trời. Nhưng bọn trẻ chẳng chú ý đến điều 🌸.
3. Tìm đại từ nghi vấn trong các câu dưới đây và xác định mục đích sử dụng tương ứng với mỗi đại từ đó.
a. Anh muốn gặp ai? | (1) Hỏi về số lượng |
b. Sao con về muộn thế? | (2) Hỏi về người |
c. Bạn làm được mấy bài tập rồi? | (3) Hỏi về thời gian |
d. Bao giờ cháu về quê? | (4) Hỏi về địa điểm |
e. Nó ngồi ở đâu? | (5) Hỏi về nguyên nhân |
VIẾT
ĐÁNH GIÁ, CHỈNH SỬA BÀI VĂN
KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO
1. Nghe thấy cô giáo nhận xét chung.
2. Đọc lại bài làm của em và nhận xét của thấy có để biết ưu điểm và hạn chế trong bài.
3. Trao đổi bài làm với bạn để học tập các ưu điểm trong bài của bạn.
Cách viết mở bài, kết bài ấn tượng
Cách lựa chọn và kế các chi tiết sáng tạo trong câu chuyện
Cách sử dụng từ ngữ hay, sinh động
4. Sửa lỗi trong bài (nếu có) hoặc viết lại một đoạn cho hay hơn.
1. Ghi vào số tay những điều em học được về cách viết bài văn kể lại câu chuyện với các chi tiết sáng tạo.
2. Tìm đọc một bài thơ viết về trẻ em.