ĐỌC
Nói vài điều em biết về một môn nghệ thuật truyền thống của nước ta.
G:
Quan họ Ca trù Cải lương
TẬP HÁT QUAN HỌ
Dạo ấy, chúng tôi ngày nào cũng đến nhà bà Trưởng. Trước đây, bà là trưởng bè quan họ nữ nổi tiếng, nên lâu dẫn người ta gọi bà là bà Trưởng. Đường vào nhà bà cong như cổ ngỗng, hai bên trồng hoa tầm xuân. Trước nhà có hồ rộng thả sen, có vườn trồng táo. Táo cổ thụ um tùm rợp bóng, táo chín vỡ thơm nức trên những phiến đá xanh xép như bộ xa lông đồ sộ ngoài trời. Trong khung cảnh thơ mộng ấy, chúng tôi được nghe các cô gái tập hát quan họ dưới sự chỉ dẫn của bà Trưởng.
Tôi vẫn nhớ những buổi tập hát trong vườn táo mùa xuân. Trời se se, nắng ấm xuyên qua tàng cây rơi lỗ đổ xuống thảm lá khô. Các liền chị chít khăn đen, má đỏ hồng, ngồi trên những phiến đá xanh,
tập điệu Ngỏ lời. Điệu Ngỏ lời phải hát với giọng thẹn thùng, e ấp, tiếng hát phải như nước suối thượng nguồn, róc rách, từ từ, nhưng trong vắt, tinh khôi và hứa hẹn một dòng cuồn cuộn.
Sang hè, đêm trăng, gió lùa từ hồ sen trước nhà thổi lên mát rượi. Các chị lại tập điệu Thương nhau. Điệu Thương nhau phải hát nồng cháy, thiết tha. Bà Trưởng dạy các chị từ cách lấy hơi, nhả chữ tròn vành rõ tiếng, đến cách ngân rung luyến láy âm thanh. Sau hè đến thu là lúc các chị tập được nhiều điệu nhất. Điệu cuối cùng là Giã bạn. Đây là điệu kết thúc hội hát, để mọi người ai về quê ấy. Điệu Giã bạn được các chị hát với giọng lưu luyến, dùng dằng, đau đáu, nghe buồn biết chừng nào!
Từ nhà bà Trưởng ra về, tâm trí tôi vẫn cứ ngân nga điệp khúc da diết "Quan họ nghỉ, chúng em ra về..." của điệu Giã bạn. Tôi vẫn mong ngóng đến ngày, điệp khúc đó sẽ được ngân lên bằng giọng hát của chính tôi, chứ không chỉ vang lên trong tâm trí như khi ấy.
(Theo Nguyễn Phan Hách)
Từ ngữ
- Tàng cây: bóng mát của cây hoặc tán lá xum xuê của cây.
- Liền chị: người nữ hát quan họ.
1. Các liền chị tập hát trong khung cảnh như thế nào?
2. Tìm những chi tiết miêu tả các liền chị lúc tập hát.
3. Bà Trưởng dạy các liền chị hát mỗi điệu quan họ dưới đây ra sao?
Ngỏ lời
Thương nhau
Giá bán
4. Những chi tiết dưới đây giúp em hiểu điều gì về nhân vật "tôi"?
Ngày nào cũng đến nhà bà Trưởng nghe các liền chị tập hát quan họ.
Ngân nga mãi điệp khúc của điệu Giã bạn trong tâm trí.
Mong ngóng đến ngày chính mình được hát các giai điệu đó.
5. Dựa vào tranh minh hoạ và nội dung bài đọc, nêu cảm nhận của em về nghệ thuật hát quan họ.
1. Tìm trong và ngoài bài đọc 2 – 3 từ cho mỗi nhóm dưới đây:
Môn nghệ thuật M: ca trù
Hoạt động nghệ thuật: hát
Người biểu diễn: ca nương
2. Sử dụng 1 – 2 từ ngữ đã tìm được ở bài tập 1 để đặt câu giới thiệu một môn nghệ thuật truyền thống.
VIẾT
ĐÁNH GIÁ, CHỈNH SỬA ĐOẠN VĂN
THỂ HIỆN TÌNH CẢM, CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ
1. Nghe thấy cô giáo nhận xét chung.
2. Đọc lại đoạn văn em viết và nhận xét của thấy cô giáo để biết bài làm đạt được những yêu cầu nào dưới đây:
Có đủ phần mở đầu, triển khai, kết thúc.
Nêu rõ những điều mình yêu thích hoặc có ấn tượng sâu sắc về bài thơ (cái hay, cái đẹp của bài thơ).
Sử dụng từ ngữ, câu văn... thể hiện rõ tình cảm, cảm xúc đối với bài thơ.
Không mắc lỗi chính tả, chữ viết sạch, rõ ràng.
3. Chỉnh sửa bài viết.
- Sửa lỗi trong đoạn văn em viết theo nhận xét của thầy cô hoặc góp ý của bạn.
- Viết lại một số câu văn cho hay hơn.
M:
Hai dòng thơ "Con thác réo ngân nga/ Đàn dê soi đáy suối" trong bài Trước cổng trời đẹp như một bức tranh. Tôi như thấy hiện ra trước mắt mình dòng thác trắng xoá đổ xuống từ núi cao, như nghe thấy tiếng nước reo rộn rã, ngân vang khắp núi rừng. Bên dòng suối uốn lượn dưới chân núi, đàn dê thong dong, soi bóng mình xuống đáy nước trong vắt... Hình ảnh thơ đẹp biết bao!
NÓI VÀ NGHE
CHƯƠNG TRÌNH NGHỆ THUẬT EM YÊU THÍCH
Yêu cầu: Giới thiệu một chương trình nghệ thuật mà em đã được xem trực tiếp hoặc trên ti vi.
1. Chuẩn bị.
- Lựa chọn chương trình nghệ thuật mà em muốn giới thiệu.
- Ghi ngắn gọn những nội dung sẽ giới thiệu.
Thông tin về chương trình
Tên chương trình
Thời gian, địa điểm diễn ra chương trình
Những tiết mục, hoạt động đặc sắc
Cảm nghĩ của em khi xem chương trình
Lựa chọn các phương tiện hỗ trợ phù hợp: tranh ảnh, video,...
2. Trình bày.
KẾT NỐI TRỊ THỨC
Trình bày
- Giới thiệu về chương trình nghệ thuật theo nội dung đã chuẩn bị.
- Trả lời câu hỏi của bạn về chương trình nghệ thuật em giới thiệu.
Theo dõi phần trình bày của bạn
- Ghi chép thông tin quan trọng.
- Chuẩn bị câu hỏi để hiểu rõ hơn về chương trình nghệ thuật mà bạn nói đến.
3. Đánh giá.
Nội dung giới thiệu
Cách trình bày
(từ ngữ, tốc độ lời nói, âm lượng giọng nói, cử chỉ, điệu bộ,...)
Chia sẻ với người thân suy nghĩ của em về một chương trình nghệ thuật em yêu thích.