A
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (68): là danh hiệu cao nhất của Nhà nước phong tặng hoặc truy tặng cho các cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội; có phẩm chất đạo đức cách mạng, là tấm gương mẫu mực về mọi mặt.
B
Bao cấp (72, 73, 74): là tên thường dùng để chỉ thời kì sinh hoạt kinh tế của cả nước Việt Nam đầu năm 1976 đến cuối năm 1986, tức là trước Đổi mới.
Bảng nhãn (45): danh hiệu người đỗ thứ hai (sau Trạng nguyên) trong kì thi Thái học sinh thời Trần và trong các kì thi Đình từ năm 1374 trở về sau.
Biến đổi khí hậu (110): sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người.
Bồn địa (78, 95, 96): khu vực có địa hình thấp, trũng dạng lòng chảo.
C
Cần nhiệt đới (77): đới tượng nhiên chuyển tiếp giữa nhiệt đới và ôn đới.
Châu lục (93, 94, 95,...): bộ phận của thế giới bao gồm nhiều quốc gia nằm trên các lục địa và các đảo phụ thuộc.
Chủ quyền (17, 18, 19): quyền tự quyết, tự định đoạt số phận về lãnh thổ cũng như thực thi pháp lí tự chủ về chính trị, xã hội và các lĩnh vực khác của quốc gia.
Chủng tộc (98, 99, 100): một nhóm người hình thành trong lịch sử trên một lãnh thổ nhất định cùng chung một số đặc điểm như màu da, tóc, mắt, mũi,... liên quan đến nguồn gốc, môi trường sống,...
D
Di tích (26, 28, 33): dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử.
Đ
Đa dạng sinh học (110): sự phong phú về nguồn gen, loài sinh vật và hệ sinh thái.
E
Eo đất (95, 100): dải đất hẹp phân cách hai biển và nối hai vùng đất rộng hoặc hai lục địa với nhau.
G
Gấu túi (96): loài thú đặc trưng chỉ sống ở Ô-xtrây-li-a, có bộ lông mềm, màu xám, dưới bụng có một túi ấp để nuôi con.
Gia nô (45, 47): người đầy tớ trong các gia đình vương hầu, quý tộc thời Lý - Trần - Hồ.
Gia tăng dân số (21): quá trình phát triển số dân trên một lãnh thổ, một nước hoặc trên toàn thế giới, trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm trở lên).
H
Hào trưởng (38, 52): người có quyền lực lớn nhất trong một địa phương ở nông thôn thời phong kiến.
Hào kiệt (38, 52, 60): người có tài cao, chí lớn hơn hẳn người thường, có tiếng tăm và uy tín trong nhân dân.
Hệ sinh thái (96): bao gồm các loài sinh vật và môi trường sống của các loài sinh vật đó.
Hoang mạc (78, 95, 96): vùng có khí hậu rất khô (mưa ít, hầu như không đáng kể) với những loài sinh vật chịu hạn cao hoặc sinh vật ưa khô hạn phân bố rải rác.
(trang 119)
K
Kì nam (35): loại sản vật quý hiếm, thuộc loại trầm hương có nhiều dầu, nằm trong lõi của cây dó bầu cổ thụ.
L
Lục địa (90, 95, 96): khối đất liền lớn trên bề mặt Trái Đất, xung quanh có biển và đại dương bao bọc.
N
Nhã nhạc cung đình (56): loại hình âm nhạc bao gồm các loại nghi thức và tế lễ được biểu diễn phục vụ trong cung đình vào những dịp lễ quan trọng. Đây là biểu tượng cho sự uy quyền, trường tồn và hưng thịnh của triều đại.
Ngụ binh ư nông (45): nghĩa là gửi binh lính ở nhà nông. Theo đó, thời bình thì binh lính được luân phiên về quê làm ruộng, khi có chiến tranh được điều động.
Nguyên phi (42, 50): một trong những người vợ của vua, đứng đầu hàng phi.
Ô
Ô liu (113): một loại cây thân gỗ, mọc ở vùng Địa Trung Hải, hạt dùng để ép lấy dầu ăn.
P
Pháp thuộc (18): là thời kì Việt Nam mất chủ quyền và phụ thuộc vào Pháp; phải chịu sự chi phối của pháp về kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa.
Phân bố dân cư (21, 22): sự bố trí, sắp xếp dân số trên một lãnh thổ, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu nhất định của xã hội.
Q
Quy mô dân số (20): tổng số dân sinh sống trên một lãnh thổ nhất định (toàn thế giới, châu lục, khu vực, quốc gia,...) tại một thời điểm nhất định.
S
Sản xuất kim loại (luyện kim) (11): ngành công nghiệp sản xuất ra các sản phẩm kim loại.
Si-va (34): tên một trong ba vị thần chính của đạo Hin-du ở Ấn Độ, là thần sáng tạo và hủy diệt.
Sơn nguyên (78, 95): một phần rộng lớn của miền núi, bao gồm các dãy núi, cao nguyên và thung lũng.
T
Tác gia (55): một số một tác giả lớn, có những tác phẩm văn học, nghệ thuật mang ảnh hưởng, tác động sâu sắc, lâu dài đến đời sống xã hội.
Thám hoa (45): danh hiệu người đỗ thứ ba (sau Trạng Nguyên và Bảng nhãn) trong kì thi Thái học sinh thời Trần và trong các kì thi Đình từ năm 1374 trở về sau.
Thái Thượng Hoàng (44, 49): gọi tắt là Thượng Hoàng, danh hiệu dùng để gọi một vị vua sau khi nhường ngôi cho con trai đến khi qua đời.
Tiều phu (35): người đốn củi trong rừng.
Tốc độ gia tăng dân số (21): là một số tương đối biểu thị nhịp độ tăng giảm quy mô dân số trong một khoảng thời gian nhất định thường là một năm.
Trạng nguyên (45, 46 55): danh hiệu của người đỗ đầu trong kì thi Thái học sinh thời Trần và của kì thi Đình năm 1374 trở về sau.
Trước Công nguyên (25): khoảng thời gian tính từ trước khi Chúa Giê-su ra đời (năm 1) trở về trước, trong đó không có năm 0.
V
Vạn thế sư biểu (46): người thầy muôn đời.
X
Xa van (95, 96): đồng cỏ nhiệt đới có các loài cỏ chịu hạn, cây bụi và cây gỗ thưa thớt. Động vật đặc trưng là ngựa vằn, sơn dương, sư tử,...
Xâm nhập mặn (11): hiện tượng nước biển xâm nhập vào sâu trong đất liền.