(trang 101)
Sau bài học này, em sẽ:• Xác định được vị trí địa lí của các nước Ai Cập hiện nay trên bản đồ hoặc lược đồ. • Sưu tầm một số tư liệu (tranh ảnh, câu chuyện lịch sử,...), tìm hiểu và mô tả được một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Ai Cập: kim tự tháp, đồng hồ mặt trời,... • Sưu tầm và kể lại được một số câu chuyện về kim tự tháp và pha-ra-ông,... |
KHỞI ĐỘNG
Quan sát hình 1 và cho biết công trình kiến trúc này thuộc nền văn minh nào trên thế giới? Em biết thành tựu nào khác của nền văn minh này? Hình 1. Kim tự tháp và tượng Nhân Sư ở Ghi-da (Giza) |
KHÁM PHÁ
1. Vị trí địa lí và một số thành tựu tiêu biểu
Câu hỏi
Đọc thông tin và quan sát các hình 1, 2, em hãy:
- Xác định vị trí địa lí của nước Ai Cập hiện nay.
- Kể tên và mô tả một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Ai Cập.
Ai Cập nằm ở vùng Đông Bắc châu Phi, nơi có dòng sông Nin (Nile) chảy qua; tiếp giáp với Địa Trung Hải, Biển Đỏ, Xu-đăng (Sudan) và Li-bi (Libya).
Em có biết?
Sông Nin dài khoảng 6 700 km, đoạn chảy qua Ai Cập dài khoảng 700 km. Sông đem lại nguồn phù sa màu mỡ, cung cấp nguồn nước và là đường giao thông quan trọng của Ai Cập. Vì vậy, Hê-rô-đốt (Herodotos) từng nói: "Ai Cập là quà tặng của sông Nin".
(trang 102)
Hình 2. Lược đồ Ai Cập ngày nay
Thời cổ đại, cư dân Ai Cập đã sáng tạo nên một nền văn minh vô cùng rực rỡ với nhiều thành tựu nổi bật như: kim tự tháp, đồng hồ mặt trời, giấy pa-pi-rút (papyrus),...
Kim tự tháp
Kim Tự Tháp Ai Cập là khu lăng mộ của các pha-ra-ông (Pharaoh - vua), hoàng hậu. Các kim tự tháp được xây dựng bằng đá nguyên khối với kiến trúc hình chóp, đáy hình vuông và bốn mặt đều nhau. Bên trong kim tự tháp là nơi đặt hài cốt của vua, hoàng hậu kèm theo nhiều vàng bạc, đá quý,... Trong số các kim tự tháp, đồ sộ nhất là kim tự tháp Kê-ốp (Kheops), một trong những kì quan của thế giới cổ đại.
Em có biết?
Gần các kim tự tháp Ghi-đa có tượng nhân sư (đầu người, thân sư tử) được làm bằng đá, cao 20 m, dài 53 m, riêng phần đầu dài 2 m. Tượng nhân sư thể hiện trí tuệ con người và sức mạnh của chúa sơn lâm.
Đồng hồ mặt trời
Đồng hồ mặt trời được người Ai Cập cổ đại phát minh vào khoảng năm 3 500 TCN, sau đó được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày. Người ta xây một cột đá,
(trang 103)
dưới ánh mặt trời, thời gian được xác định dựa trên sự thay đổi về hướng và chiều dài của bóng cột: bóng đổ ngắn là thời gian gần trưa, bóng đổ dài là thời gian chiều.
Việc phát minh ra đồng hồ giúp người Ai Cập cổ đại theo dõi thời gian một cách dễ dàng hơn.
2. Chuyện về kim tự tháp và pha-ra-ông
Câu hỏi
Đọc thông tin, em hãy:
- Kể lại câu chuyện về kim tự tháp và Nữ hoàng Cờ-lê-ô-pát (Cleopatra).
- Chia sẻ với bạn cảm nghĩ của em về một trong hai câu chuyện đó.
Câu chuyện Lịch sử
XÂY DỰNG KIM TỰ THÁP KÊ-ỐP |
Vào thời cổ đại, người Ai Cập xây dựng nhiều kim tự tháp, trong đó lớn nhất là kim tự tháp Kê-ốp. Đây là công trình được xây dựng làm lăng mộ cho pha-ra-ông. Để xây dựng xong kim tự tháp này, người ta đã phải huy động đến hàng trăm nghìn người làm việc liên tục trong khoảng 20 năm. Với chiều cao 147 m, kim tự tháp được dựng lên từ 2,3 triệu tảng đá, mỗi tảng nặng 2,5 tấn đến 4 tấn. Đá được vận chuyển từ những địa điểm cách xa hàng trăm ki-lô-mét. Các tảng đá độ ghè đẽo theo kích thước định sẵn, mài nhẵn, xếp chồng khít lên nhau hàng trăm tầng mà không sử dụng bất kì chất kết dính nào. Sự vĩ đại của kim tự tháp thể hiện sức sáng tạo của người Ai Cập. Cho đến nay, những bí ẩn của kim tự tháp nói chung và kim tự tháp Kê-ốp nói riêng vẫn đang thách thức năng lực và trí tuệ của con người. (Theo Thế Anh - Minh Quân (dịch), Nữ hoàng Cờ-lê-ô-pát, NXB Thanh Hóa, 2008)
Hình 3. Kim tự tháp Kê-ốp. |
(trang 104)
NỮ HOÀNG CỜ-LÊ-Ô-PÁT |
Cổ đại có một vị nữ hoàng nổi tiếng thông minh, xinh đẹp tên là Cờ-lê-ô-pát. Bà có thể nói nhiều thứ tiếng, có bốn kiến thức phong phú về thiên văn, địa lí, lịch sử,... Cờ-lê-ô-pát lên ngôi khi mới 17 tuổi. Trong thời gian trị vì của mình, bà đã cho xây dựng một đội quân hùng mạnh, một hạm đội các tàu chiến để có thể đương đầu với đế quốc La Mã. Bà còn sở hữu giọng nói ngọt ngào, vì thế một câu chuyện dù tẻ nhạt đến đâu nhưng khi được kể bằng giọng của nữ hoàng cũng trở thành câu chuyện đầy lôi cuốn. Hình 4. Chân dung Nữ hoàng Cờ-lê-ô-pát trên mặt một đồng tiền của Ai Cập Cờ-lê-ô-pát được dân chúng tôn thờ như một vị nữ thần của Ai Cập. (Theo Đặng Đức An (Chủ biên), Những mẩu chuyện lịch sử thế giới, Sđd) |
LUYỆN TẬP
1. Mô tả về một thành tựu văn minh khác của Ai Cập theo tư liệu mà em sưu tầm được.
2. Em ấn tượng nhất với thành tựu văn minh nào của Ai Cập cổ đại? Vì sao?
VẬN DỤNG
Tìm hiểu qua sách, báo, internet,... kể tên một số thành tựu văn minh Ai Cập được bảo tồn đến ngày nay.