Sau bài học này, em sẽ:
- Kể được tên và về được trục thời gian thể hiện một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc (ví dụ: 179 TCN, 40, 248, 542, 938,...).
- Sưu tầm và kế lại được một số câu chuyện về Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bị, Phùng Hưng, Ngô Quyền,
KHỞI ĐỘNG
Đọc và cho biết những câu thơ dưới đây nhắc đến sự kiện lịch sử nào?
"Hai Bà Trưng có đại tài,
Phất cờ khởi nghĩa giết người tà gian,
Ra tay khôi phục giang san,
Tiếng thơm dài tạc đá vàng nước ta."
(Hồ Chí Minh, Lịch sử nước ta, 1942)
KHÁM PHÁ
1. Một số cuộc đầu tranh tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc
Đọc thông tin, em hãy:
- Kể tên một số cuộc đấu tranh tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc.
- Cho biết việc nhân dân ta liên tục đứng lên đấu tranh giành độc lập thể hiện điều gì?
Sau khi Triệu Đà thôn tính nước Âu Lạc (năm 179TCN), các triều đại phong kiến phương Bắc nối tiếp nhau đô hộ nước ta trong hơn 1.000 năm. Lịch sử gọi đây là thời kì Bắc thuộc.
Em có biết?
Chính quyền đô hộ phong kiến phương Bắc sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc, chia thành các đơn vị hành chính như châu – quận, huyện. Chúng bắt nhân dân ta phải cống nạp sản vật quý (ngà voi tê giác, ngọc trai, đồi mồi), phải theo phong tục của người Hán, học chữ Hán,...
Dưới ách thống trị của phong kiến phương Bắc, nhân dân ta liên tục đứng lên đấu tranh giành độc lập. Trong đó, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40 - 43), Bà Triệu (248), Lý Bí - Triệu Quang Phục (542 - 602), Mai Thúc Loan (713 - 722), Phùng Hưng (766 - 779), Khúc Thừa Dụ (905). Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền (938) đã kết thúc thời kì Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc.
2. Kể chuyện về một số nhân vật lịch sử tiêu biểu trong cuộc đầu tranh chống Bắc thuộc
Đọc thông tin và quan sát các hình từ 1 đến 3, em hãy:
- Kể câu chuyện về một nhân vật lịch sử tiêu biểu trong cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc.
- Chia sẻ điều em biết được qua câu chuyện đó.
Trong cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân ta xuất hiện nhiều tấm gương anh dũng, tiêu biểu như: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Phùng Hưng, Ngô Quyền,...
Câu chuyện Lịch sử
TRƯNG VƯƠNG TRỪ GIẶC HÁN
Thuở xưa, nước ta bị nhà Hán đô hộ. Chúng ra sức vơ vét của cải, bóc lột nhân dân ta. Bấy giờ, ở huyện Mê Linh (Hà Nội) có hai chị em gái tên là Trưng Trắc và Trưng Nhị rất giỏi võ nghệ, sớm nuôi chỉ giành lại non sông. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị Thái thú Tô Định giết hại. Trưng Trắc đã cùng với em gái phất cờ khởi nghĩa để "đền nợ nước, trả thù nhà".
Cuộc khởi nghĩa được nhân dân nhiều nơi hưởng ứng. Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, rồi tiến xuống Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), tấn công Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh). Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi, Trưng Trắc được tôn làm vua, gọi là Trưng Vương. Đất nước được độc lập trong hơn ba năm (40-43)
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã chứng tỏ tình thần đấu tranh bất khuất của nhân dân ta, tạo tiền đề cho việc khôi phục nên độc lập, tự chủ của nước nhà sau này. (Theo Hai Bà Trưng và cuộc khởi nghĩa chống quân đô hộ nhà Hân, NXB Giáo dục, 2007)
Hình 1. Trưng Vương trừ giặc Hân (tranh dân gian Đông Hồ)
LÝ BÍ VÀ NHÀ NƯỚC VẠN XUÂN
Vào thế kỉ VI, dưới ách đô hộ tàn bạo của nhà Lương, Lý Bí - một hào trường quê ở Phố Yên (Thái Nguyên) đã phất cờ khởi nghĩa. Hào kiệt và nhân dân khắp nơi kéo về hưởng ứng. Nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện. Viên quan cai trị hoảng sợ vội bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc. Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi vua, tự xưng là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). Ông còn lập triều đình, gồm hai bạn Văn, Võ; mở chùa Khai Quốc,...
Cuộc khởi nghĩa Lý Bí thể hiện lòng yêu nước, khẳng định sự trưởng thành về ý thức đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta.
(Theo Đình Xuân Lâm - Trương Hữu Quýnh (Chủ biên),
Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục, 2005)
Hình 2. Đền thờ Lý Nam Đế (Phú Thọ)
NGÔ QUYỀN ĐẠI PHÁ QUÂN NAM HÁN
Năm 937, sau khi Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn sát hại, Ngô Quyên - một vị tướng tài, con rể của Dương Đình Nghệ đã đưa quân từ Ái Châu (Thanh Hoá) ra Bắc để trị tội kẻ phản nghịch. Kiểu Công Tiễn hoảng sợ, cầu cứu vua Nam Hàn. Nhân cơ hội đó, vua Nam Hán sai con là Hoàng Tháo đem quân sang xâm lược nước ta theo đường biển tiến vào cửa sông Bạch Đằng (giữa Quảng Ninh và Hải Phòng).
Nghe tin Hoằng Tháo sắp đến, Ngô Quyền nói với các tướng: "Hoàng Thảo là một đứa trẻ khờ dại, đem quân từ xa đến, quân lính còn mỏi mệt, lại nghe Công Tiễn đã chết, không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi. Ông cho người đem cọc lớn vạt nhọn, đầu bịt sắt đóng ngầm trước cửa ở biến Bạch Đằng. Khi thuỷ triều lên, Ngô Quyền cho thuyền ra khiêu chiến rồi giả vờ thua và rút chạy để dụ quân giặc vào trận địa. Đợi lúc thuỷ triều xuống, ông tổ chức cho quân phản công, khiến chiến thuyền của giộc va vào bãi cọc, bị vỡ và đắm rất nhiều. Hoàng Tháo tử trận, quân ta đại thắng.
Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền đã chấm dứt hoàn toàn ách đô hộ của phong kiến, phương Bắc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc.
Hình 3. Tượng đài Ngô Quyền (Hải Phòng)
(Theo Đăng Khoa - Hoài Thu, Ngô Quyền và trận chiến trên sông Bạch Đằng,
NXB Văn hoá Thông tin, 2014)
LUYỆN TẬP
1. Hãy vẽ và hoàn thiện trục thời gian (theo gợi ý dưới đây vào vở) thể hiện một số cuộc đấu tranh tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc.
2. Kể lại câu chuyện về một nhân vật tiêu biểu trong cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc mà em sưu tầm được.
VẬN DỤNG
Tìm hiểu và kể tên một số di tích lịch sử, đường phố, trường học... liên quan đến những nhân vật tiêu biểu trong cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc.