Hoạt động thực hành
1. Thảo luận với các bạn trong nhóm để hoàn thành sơ đồ theo gợi ý sau:
CÁC ĐỚI KHÍ HẬU CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT
TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI
MỘT SỐ DẠNG ĐỊA HÌNH CÁC PHƯƠNG CHÍNH
2. Chơi trò chơi đồng, tây, nam, bắc
Chuẩn bị:
• Vẽ (hoặc dán) lên nền nhà, sân trường, các mũi tên như hình 1.
• 4 vương miện ghi: phương đông, phương tây, phương nam, phương bắc.
Cách chơi:
• Chọn 5 bạn: 1 bạn làm quản trò đứng ở điểm giao nhau của các mũi tên, 4 bạn còn lại mỗi bạn đội một vương miện
• Bạn quản trò chỉ một đầu mũi tên và hô: "Đây là phương Mặt Trời mọc".
• 4 bạn đôi vương miện nhanh chóng xác định vị trí cần đứng của mình sao cho đúng.
Đây là phương Mặt Trời mọc.
Vậy mình sẽ đứng đây!
Hoạt động vận dụng
1. Buổi chiều, các bạn đang trên đường đi học về. Mỗi bạn đang đi về phương nào? Vì sao em biết?
2. Viết một bức thư cho bạn ở xa, kể về nơi em sống theo một trong hai gợi ý sau:
A. Em sống ở nơi nào?
Nơi em sống có dạng địa hình nào?
Cảm nghĩ của em.
B. Việt Nam ở châu lục nào?
Việt Nam thuộc đới khí hậu nào?
Giới thiệu một số hoạt động sản xuất của người dân Việt Nam.
Cảm nghĩ của em
BÂY GIỜ, EM CÓ THỂ
- Biết xác định các phương chính trong không gian dưa vào phương Mặt Trời mọc, lặn hoặc la bàn.
- Nêu được hình dạng của Trái Đất.
- Tìm và nói được tên các châu lục, các đại dương các đới khí hậu, chỉ được vị trí của nước Việt Nam trên quả địa cầu Nêu được một số dạng địa hình của Trái Đất.
- Giải thích được vì sao có hiện tượng ngày và đêm.
- Chỉ được vị trí và chiều chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời, chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất
Mình viết về quê hương.
Còn mình viết về đất nước Việt Nam.