Sau bài học này, em sẽ
- Trình bày được kĩ thuật nhân giống cây trồng bằng giâm cành.
- Thực hiện được việc nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành.
- Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
Nhân giống cây trồng bằng phương pháp vô tính thường áp dụng cho đối tượng cây trồng nào? Có những phương pháp cụ thể nào và quy trình thực hiện ra sao?
I - Khái niệm
Nhân giống vô tính cây trồng là hình thức tạo ra cây giống trực tiếp từ các bộ phận sinh dưỡng (là, thân, rễ) của cây mẹ. Các cây con được tạo ra bằng hình thức nhân giống này mang các đặc điểm giống với cây mẹ. Hình thức nhân giống này thường được áp dụng cho các loại cây ăn quả, cây hoa, cây cảnh.....
II – Các phương pháp nhân giống vô tính
1. Giâm cành
Cất một đoạn cảnh bánh tẻ (không quá non hoặc quá giá) có đủ mất, những phần gốc vào dung dịch kích thích ra rễ, sau đó cắm xuống đất ẩm cho cánh ra rễ và phát triển thành cây mới (Hình 5.1).
Hình 5.1. Cành giảm phát triển thành cây mới
KHÁM PHÁ
Trình bày kĩ thuật giâm cành một loại cây trồng phổ biến ở địa phương em.
2. Ghép
Dùng một bộ phận sinh dưỡng của một cây (mất ghép, chồi ghép, cành ghép) ghép vào một cây khác (gốc ghép), sau đó bỏ lại. Chất dinh dưỡng sẽ đi trực tiếp từ gốc ghép sang phần được ghép (mất ghép, chối ghép hoặc cành ghép) giúp cho phần được ghép tiếp tục phát triển (Hình 5.2).
Hình 5.2. Cây sau khi ghép chối
Hình 5.2 Cành giâm phát triển thành cây mới
3. Chiết cành
Chọn cảnh khoẻ mạnh trên cây mẹ. Lấy dao tách một đoạn vỏ ở vị trí cần chiết, sau đó dùng thuốc kích thích ra rễ và hỗn hợp đất - thích hợp bó vào đoạn cành vừa tách vỏ, bọc nylon ra ngoài và dùng dây buộc chặt hai đầu (Hinh 5.3). Sau một thời gian, khi đoạn cảnh được bó đất đã mọc rễ thì cắt khỏi cây mẹ rồi đem trồng.
Hình 5.2. Cây sau khi ghép chối
Nhân giống cây trồng băng nuôi cấy mô tế bào là một phương pháp nhân giống hiện đại được thực hiện trong các điều kiện nghiêm ngặt của phòng thí nghiệm. Bằng phương pháp này có thể nhanh chóng tạo ra một lượng lớn cây giống đồng đều, sạch bệnh phục vụ sản xuất. Hiện nay, phương pháp nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào đã được áp dụng trên nhiều loại cây trồng (như hoa lan, hoa cúc, chuối,...) mang lại hiệu quả cao.
III – Nhân giống bằng phương pháp giâm cành
THỰC HÀNH
1. Vật liệu và dụng cụ
- Mẫu thực vật Chuẩn bị cành bánh tẻ của một số loại cây phổ biến ở địa phương (cây sanh, rau ngót, khoai lang, hoa hồng, râm bụt,...), mỗi loại từ 10 đến 20 cành.
- Dụng cụ: Dao, kéo, khay đất hay luống đất hay luống đất ẩm, thuốc each, đất ẩm, thuốc kích thích ra rễ, nước lọ thuỷ tinh, bình tưới nước DC SONG
2. Các bước tiến hành
Bước 1. Chọn cành giâm: Chọn cành bánh tẻ (không quá non hay quá già), cành khoẻ mạnh, không bị sâu, bệnh.
Bước 2. Cắt cành giâm: Dùng dao cắt vát cành giâm thành từng đoạn khoảng 5-10 cm, có từ 2 đến 4 lá, cắt bớt phiến lá (Hình 5.4a).
Bước 3. Xử lí cành giâm: Nhúng gốc cành giâm sâu khoảng 1-2 cm vào dung dịch thuốc kích thích ra rễ, trong khoảng 5 – 10 giây (Hình 5.4b).
Bước 4. Cầm cành giâm: Cắm cành giâm hơi chếch vào khay đất hay luống đất ẩm, sâu khoảng 3 – 5 cm, khoảng cách 5 cm x 5 cm hoặc 10 cm x 10 cm (Hình 5.4c).
Bước 5. Chăm sóc cành giâm: Tưới nước giữ ẩm. Sau từ 10 đến 15 ngày, kiểm tra thấy cánh giâm ra rễ nhiều, rễ dãi và chuyển từ màu trắng sang màu vàng thì chuyển ra vườn ươm (Hình 5.4d).
Hình 5.4 Các bước giâm cành
3. Thực hiện
Từng thành viên trong nhóm thực hành giâm cành theo các bước ở mục 2, mỗi nhóm giảm từ 10 đến 15 cánh/loại cây (có thể giâm một hoặc nhiều loại cây).
4. Đánh giá
Học sinh tự đánh giá kết quả thực hành của nhóm mình và đánh giá kết quả của nhóm khác theo hướng dẫn của giáo viên.
VẬN DỤNG
Thực hiện giâm cành cho một đối tượng cây trồng phù hợp ở gia đình hoặc địa phương em.