Sau bài học này, em sẽ:
|
Khi gieo hạt, trồng cây con cần phải chú ý đến những vấn đề gì? Chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh có ý nghĩa như thế nào đối với cây trồng?
I - Kĩ thuật gieo trồng
Có hai hình thức gieo trồng chính là gieo bằng hạt và trồng bằng cây con. Ngoài ra, có thể trồng bằng củ, bằng đoạn thân,... Tuỳ theo mỗi loại cây mà áp dụng kĩ thuật gieo trồng phù hợp. Tuy nhiên, khi gieo trồng phải đàm bào các yêu cầu về thời vụ, mật độ, khoảng cách và độ nông, sâu.
KHÁM PHÁ
1. Đọc nội dung mục 1 và nêu các yêu cầu của kĩ thuật gieo trồng.
2. Quan sát Hình 3.1, nêu hình thức gieo trồng tương ứng với mỗi ảnh trong hình.
Hình 3.1. Một số hình thức gieo trồng
1. Gieo hạt
Thường áp dụng đối với cây trồng ngắn ngày (lúa, ngô, đỗ, rau,...) và trong các vườn ươm cây. Đối với các loại hạt rất nhỏ thì gieo trực tiếp hạt giống lên mặt đất ẩm, sau đó phun sương cho hạt bám vào đất trồng. Đối với các hạt to hơn thì nên vùi hạt xuống đất với độ sâu từ hai đến ba lần đường kính của hạt, sau đó lấp đất lại. Không nên đất quá chặt sau khi vùi lấp hạt.
2. Trồng cây con
Thường áp dụng rộng rãi với nhiều loại cây trồng ngắn ngày và dài ngày. Khi trồng cần đảm bảo mật độ và độ nông, sâu phù hợp với từng loại cây, vun gốc để giúp cây đứng vững, tưới nước đầy đủ cho cây sau khi trồng.
KHÁM PHÁ
Kể tên một số loại cây trồng mà em biết. Các cây trồng đó được gieo trồng bằng hình thức nào (gieo hạt, trồng cây con, trồng bằng củ....
Thời vụ gieo trồng: Mỗi loại cây được gieo trồng vào một khoảng thời gian nhất định, thời gian đó gọi là thời vụ. Con người căn cứ vào các yếu tố khí hậu, tình hình phát sinh sâu, bệnh ở mỗi địa phương để xác định thời vụ gieo trồng thích hợp cho từng loại cây trồng. Ở nước ta có ba vụ gieo trồng chính trong năm là vụ đông xuân (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau), vụ hè thu (từ tháng 4 đến tháng 7), vụ mùa (từ tháng 7 đến tháng 11). Các tỉnh miền Bắc còn có vụ đông (từ tháng 10 đến tháng 12), gieo trồng một số loại cây như các loại ngô, khoai tây, đầu tương, cải bắp, su hào,.... |
II – Chăm sóc cây trồng
1. Tia, dặm cây
Tiến hành tỉa bỏ các cây yếu, cây bị sâu, bệnh; tỉa cây tại chỗ có cây mọc dày và dặm cây khoẻ vào chỗ hạt không mọc hoặc cây bị chết (Hình 3.2). Tia, dặm cây nhằm đảm bảo khoảng cách, mật độ cây trên đồng ruộng giúp cây sinh trưởng tốt, đảm bảo năng suất
Hình 3.2. Dặm lúa
2. Làm cô, vun xới
Cần tiến hành làm cỏ, vun xới kịp thời để đáp ứng những yêu cầu sinh trưởng, phát triển của cây trồng (Hình 3.3). Làm cỏ giúp giảm sự cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng, hạn chế nơi trú ần của sâu, bệnh. Vun xới giúp cây đứng vững, tạo độ tơi xốp, thoáng khi cho đất, tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng, phát triển.
Hình 3.3. Làm cỏ, vun xới
KHÁM PHÁ
Từ nội dung mục II.1 và II.2, em hãy cho biết mục đích của việc tỉa, dặm cây và làm cô, vun xới.
3. Tưới nước
Nước cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Khi thiều nước, cây sẽ bị héo (Hình 3.4). Nếu thiếu nước kéo dài, cây có thể bị chết. Vi vậy, cần phải tưới nước đầy đủ và kịp thời. Tuy thuộc vào từng loại cây trồng cần có biện pháp tưới nước thích hợp.
Hình 3.4. Cây bị héo do thiếu nước
4. Tiêu nước
Nếu thừa nước sẽ gây ngập úng, làm ảnh hưởng đến rễ cây, là bị vàng úa (Hình 3.5).H Ngập nước lâu ngày có thể làm cây trồng bị chết. Vì thế, phải tiến hành tiêu nước kịp thời, nhanh chóng bằng các biện pháp thích hợp.
Hình 3.5. Cây bị ùa do úng nước
5. Bón phân thúc
Bón phân thúc bằng phân hữu cơ hoai mục và phân hoá học. Trước khi bón phân cần làm sạch cỏ dại, sau khi bón phân cần vun xới, vùi phân bón vào đất (Hình 3.6). Bón phân thức giúp cung cấp đầy đủ, kịp thời chất dinh dưỡng cần thiết cho từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng, giúp nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.
Hình 3.6. Bón phân thức
KHÁM PHÁ
Đọc mục 11.3, 11.4, 11.5 và nêu ý nghĩa của việc tưới, tiêu nước và bón phân thức. Vì sao trước khi bón phân thức cần phải làm sạch có dại?
III – Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng
1. Nguyên tắc phòng trừ
Đề việc phòng trừ sâu, bệnh đạt hiệu quả, cần phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
- Phòng là chình.
- Trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt để.
- Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trứ.
2. Các biện pháp phòng trừ
a) Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh
Biện pháp canh tác (như làm đất, vệ sinh đồng ruộng, gieo trồng đúng thời vụ, chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí, luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một đơn vị diện tích,...) có tác dụng hạn chế màm sâu, bệnh, tránh thời kì sâu, bệnh phát triển mạnh; giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt; tăng sức chống chịu sâu, bệnh. Ngoài ra, việc sử dụng giống chống sâu, bệnh giúp tránh sự xâm nhập của sâu, bệnh vào cây trồng.
KHÁM PHÁ
Từ nội dung mục 2a, em hãy nêu mục ch của các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh theo mẫu bảng dưới đây.
Biện pháp phòng trừ | Mục đích |
Vệ sinh đồng ruộng | ? |
Gieo trồng đúng thời vụ | ? |
Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp li | ? |
Luân canh cây trồng | ? |
Sử dụng giống chống chịu sâu, bệnh | ? |
b) Biện pháp thủ công
Biện pháp thủ công là dùng tay để bắt sâu hay ngắt bỏ những cánh, lá bị bệnh hoặc dùng vợt, bẫy đèn, bả độc để diệt sâu. Biện pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện, có hiệu quả khi sâu, bệnh mới phát sinh. Tuy nhiên, biện pháp này tổn công và hiệu quả thấp khi sâu, bệnh đã phát triển mạnh.
c) Biện pháp hoá học
Biện pháp hoá học là sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoá học đề phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng. Biện pháp này có tác dụng tiêu diệt sâu, bệnh nhanh và ít tốn công nhưng thường gây ra ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người, vật nuôi và hệ sinh thái.
KHÁM PHÁ
Đọc nội dung mục 20, 2c và nêu ưu, nhược điểm của biện pháp thủ công và biện pháp hoá học trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.
Thuốc hoá học được sử dụng phòng trừ sâu, bệnh bằng cách phun hoặc rắc (Hình 3.7).
Khi sử dụng thuốc hoá học để phòng trừ sâu, bệnh cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Sử dụng đùng loại thuốc, đúng nồng độ và liều lượng.
- Phun, rắc đúng kĩ thuật, không phun, rắc ngược chiều gió hoặc lúc trời mưa.
- Đảm bảo thời gian cách li từ khi phun, rắc thuốc đến khi thu hoạch.
Hình 3.7. Cách sử dụng thuốc hoá học trừ sâu, bệnh
- Đảm bảo quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường (đội mũ, đeo khẩu trang, kính, găng tay, đi ứng, mặc quần áo bảo hộ, bỏ chai, lọ, vỏ đựng thuốc đúng nơi quy định....).
KẾT NỐI NĂNG LỰC
Sử dụng internet, sách, báo,... để tìm hiểu về tác hại của việc sử dụng thuốc hoá học không đúng cách trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.
d) Biện pháp sinh học và kiểm dịch thực vật
Biện pháp sinh học và kiểm dịch thực vật là biện pháp sử dụng một số loại sinh vật như nấm, ong mất đỏ, bọ rùa, chim, ếch,... và các chế phẩm sinh học đề diệt sâu, bệnh. Phòng trừ sâu, bệnh bằng biện pháp sinh học có hiệu quả cao và không gây ô nhiễm môi trường nên ngày càng được áp dụng rộng rãi trong sản xuất.
Sử dụng hệ thống các biện pháp kiểm tra, xử lí những sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp khi xuất, nhập khẩu hoặc vận chuyển từ vùng này sang vùng khác nhằm ngăn chặn sự lây lan của sâu, bệnh.
KHÁM PHÁ
Nêu ưu và nhược điểm của các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.
LUYỆN TẬP
Vì sao trong công tác phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng cần thực hiện nguyên tắc phòng là chính?
VẬN DỤNG
1. Em hãy vận dụng kiến thức về chăm sóc cây trồng đề thực hiện việc chăm sóc một loại cây trồng trong gia đình hoặc trong khuôn viên nhà trường.
2. Hãy giải thích và tuyên truyền cho mọi người áp dụng đúng cách và tuân thủ các nguyên tắc khi sử dụng thuốc hoá học để phòng trừ sâu, bệnh