Trang 75
MỤC TIÊU
- Nhận biết được cơ thể sống.
- Nhận biết được cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.
- Lấy được ví dụ minh hoạ.
Bằng mắt thường, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy con ếch. Tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể nhìn thấy con trùng amip dưới kinh hiển vi. Điều này có liên quan gì đến số lượng tế bào cấu tạo nên cơ thể các con vớt đó không?
Trùng biến hình (amip)
I. Cơ thể là gì?
Cơ thể chỉ một cá thể sinh vật có khả năng thực hiện các quá trình sống cơ bản: cảm ứng, dinh dưỡng, sinh trường và sinh sản....
Cảm ứng và vận động
Quá trình cảm nhận và phân ứng với sự thay đổi của môi trường
Sinh trưởng
Quá trình cơ thể lớn lên vẻ kích thước
Dinh dưỡng
Quá trình lấy thức ăn, nước
Hô hấp
Quá trình lấy oxygen và thải carbon dicaide thông qua hoạt động hà vào thờ га
Sinh sản
Quá trình tạo га con non
Bài tiết
Quá trình loại bỏ các chất thải
Hình 22.1 Các quá trình sống cơ bản của sinh vật
Quan sát Hình 22.1 và nêu các quá trình sống cơ bản của cơ thể.
Trang 76
Nhận biết và mô tả đặc điểm cơ thể sống
VƯỜN BÁCH THÚ
Hình 22.2 Hình minh hoạ vật sống và vật không sống
Quan sát Hình 22.2 và thảo luận nhóm các nội dung sau:
1. Kể tên vật sống và vật không sống mà em quan sát được trong hình trên. Những đặc điểm nào giúp các em nhận ra một vật sống?
2. Để chuyển động trên đường, một chiếc ôtô hoặc xe máy cần lấy khi oxygen đề đốt cháy xăng và thài ra khi carbon dioxide. Vậy, vật sống giống với ô tô hoặc xe máy ở đặc điểm nào? Tại sao ô tô và xe máy không phải là vật sống?
II. Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào
Hầu hết các sinh vật có kích thước khác nhau là do cơ thể chúng có số lượng tế bào khác nhau.
Tuỳ thuộc vào số lượng tế bào cấu tạo nên cơ thể, tất cả sinh vật trên Trái Đất được chia làm hai nhóm lớn là cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.
Cơ thể đơn bào có tổ chức đơn giản, cơ thể chỉ là một tế bào. Tế bào này đồng thời thực hiện tất cả các quá trình sống cơ bản. Vì dụ: vi khuẩn, nấm men, nguyên sinh động vật,... là cơ thể đơn bào (Hình 22.3).
Các cơ thể nấm men bánh mì đơn bào
Vi khuẩn
Hình 22.3 Một số cơ thể đơn bào
Trang 77
Cơ thể đa bào có cấu tạo gồm nhiều tế bào. Mỗi loại tế bào thường thực hiện một chức năng sống riêng biệt nhưng phối hợp với nhau thực hiện các quá trình sống của cơ thể. Ví dụ: thực vật (như cây quất), động vật (như con thỏ), người.... là các cơ thể đa bào (Hình 22.4).
"Cây" nấm Cây quất Con thỏ
Hình 22.4 Một số cơ thể đa bào
Quan sát Hình 22.5 và xác định cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào.
Tảo lục Vi khuẩn gây bệnh uốn ván
Em bé Con bướm Cây hoa mai
Hình 22.5 Một số cơ thể sinh vật
Trang 78
Em đã học
• Cơ thể là cấp tổ chức có khả năng thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản.
• Cơ thể đơn bào được cấu tạo từ một tế bào.
• Cơ thể đa bào được cấu tạo từ nhiều tế bào, các tế bào phối hợp với nhau cùng thực hiện các quá trinh sống của cơ thể.
Em có thế:
1. Phân biệt được cơ thể sống và vật không sống.
2. Dựa vào các quá trình sống cơ bàn của cơ thể sinh vật để có hành động phù hợp giúp chăm sóc và bảo vệ sinh vật.
Em có biết?
Một cách giải thích vì sao cơ thể đa bào có nhiều tế bào chuyên hoá về chức năng
Cơ thể đơn bào (ví dụ: trùng biển hình) có kích thước nhỏ, tỉ lệ diện tích và thể tích của cơ thể lớn (diện tích bề mặt của cơ thể tiếp xúc với môi trường lớn), cho phép các chất dinh dưỡng và chất thải dễ dàng đi qua màng của tế bào, giúp tế bào trao đổi chất với môi trưởng một cách nhanh chóng.
Cơ thể đa bào (Ví dụ: con voi, con gà,...) thường có kích thước lớn, tỉ lệ diện tích và thẻ tích của cơ thể nhỏ nên sự vận chuyển các chất dinh dưỡng, chất thải trực tiếp qua màng sinh chất không đủ cho các quá trình sống. Nhờ có các tế bào chuyên hoá đảm bảo cung cấp đủ các chất cho các quá trình sống của cơ thể đa bảo.