BÀI 10. KHÁI QUÁT VỀ ĐỒ DÙNG ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH
Câu 1.
- d - Máy hút bụi – làm sạch bụi bẩn;
- b – Máy xay - chế biến thực phẩm;
- e - Đèn ngủ – tạo ra ánh sáng dịu;
- a - Quạt treo tường - tạo ra làn gió;
- c- Ấm đun nước - đun sôi nước;
- g- Bếp điện - tạo ra nhiệt.
Câu 2.
STT | Tên đồ dùng điện | Đại lượng điện định mức | Thông số kĩ thuật đặc trưng |
1 | Máy xay thịt | - Điện áp định mức: 220V - Công suất định mức: 600W | - Kích thước: 30x25x25 cm (Chiều dài 30cm, chiều rộng 25cm, chiều cao 25cm). - Tốc độ xay: 1kg/1 phút |
2 | Bàn là | - Điện áp định mức: 220V - Công suất định mức: 1000W | - Kích thước: 234x118x111 mm (Chiều dài 234mm, chiều rộng 118mm, chiều cao 111mm) - Khối lượng: 0,8kg |
3 | Quạt treo tường | - Điện áp định mức: 220V - Công suất định mức: 47W | Sải cánh: 30 cm. |
4 | Ấm đun nước | - Điện áp định mức: 220V - Công suất định mức: 1500W | Dung tích: 1,8 lít. |
Câu 3.
STT | Các phương án | An toàn điện | Tiết kiệm điện |
1 | Giảm bớt tiêu thụ điện trong giờ cao điểm. | x | |
2 | Luôn vệ sinh, lau chùi sạch sẽ các thiết bị điện. | x | x |
3 | Tắt điện một số đồ dùng không thiết yếu. | x | |
4 | Sử dụng những đồ dùng điện có dán nhãn năng lượng. | x | |
5 | Tắt hết điện, rút phích cắm khi đi ra ngoài,... | x | x |
6 | Đặt đồ dùng điện trên bề mặt ổn định, khô ráo. | x | |
7 | Ngắt nguồn điện khi bảo dưỡng hoặc sửa chữa đồ dùng điện. | x |
Câu 4.
STT | Tình huống | An toàn | Giải thích | |
Có | Không | |||
1 | Sử dụng máy sấy tóc trong phòng tắm | x | Nguy cơ gây hỏng máy sấy tóc và có thể bị điện giật trong môi trường có nhiều hơi nước ẩm. | |
2 | Đun nồi nước đầy trên bếp điện | x | Khi sôi, nước sẽ tràn và có thể gây cháy chập làm hư hỏng bếp điện. | |
3 | Cắm sạc điện cho đồ dùng điện đang được đặt trên giường ngủ | x | Nguy cơ cháy chập trên giường và cháy lan sang chăn, ga, gối, đệm, màn, chiếu,... | |
4 | Bật bình nước nóng khi đang tắm | x | Nếu không được lắp đặt đầy đủ để cách điện an toàn, bình nước nóng có thể rò điện gây nguy hiểm khi đang tắm. | |
5 | Cho tay vào lồng quạt khi quạt đang hoạt động | x | Cánh quạt đang quay có thể gây ra tai nạn mất an toàn cho tay. | |
6 | Dùng tay chặn lỗ thoát hơi của nồi cơm điện khi nồi cơm đang bốc hơi. | x | Hơi nước nóng của nồi cơm điện có thể làm tay bị bỏng. |
Câu 5.
STT | Thông tin hướng dẫn sử dụng máy sấy tóc | Sử dụng đúng cách | Cảnh báo mất an toàn |
1 | Không sử dụng máy sấy tóc gần nơi có nước hoặc trong phòng tắm. | x | x |
2 | Trước khi sử dụng, kiểm tra lưới hút gió của máy đảm bảo không bị tắc bởi tóc, lông tơ. | x | x |
3 | Không bịt lưới hút gió của máy khi sử dụng. | x | x |
4 | Luôn rút phích cắm điện của máy ra khỏi nguồn điện sau khi sử dụng. | x | |
5 | Sau ngắt điện, để máy nguội dần trong vài phút. | x | |
6 | Không được quấn dây điện quanh máy. | x | x |
7 | Không vứt bỏ máy chung với rác thải gia đình thông thường, hãy đem đến điểm thu gom chính thức để tái chế. | x |
Câu 6.
Các tiêu chí giúp lựa chọn hợp lí khi mua đồ dùng điện mới cho gia đình. | Đúng |
a) Có thông số kĩ thuật và tính năng phù hợp với nhu cầu sử dụng. | x |
b) Có khả năng tiết kiệm điện cao hơn các đồ dùng khác (cùng loại). | x |
c) Có thương hiệu và được bán bởi đơn vị cung cấp uy tín. | x |
d) Có giá cả phù hợp với điều kiện tài chính của gia đình. | x |
e) Được thiết kế hiện đại và có tính năng thông minh. | x |
g) Thân thiện với người dùng, có chỉ dẫn rõ ràng, dễ sử dụng. | x |
Học sinh có thể đề xuất thêm.
BÀI 11. ĐÈN ĐIỆN
Câu 1.
Loại bóng đèn | Các bộ phận chính | Bộ phận phát ra ánh sáng |
Bóng đèn sợi đốt | Bóng thủy tinh, sợi đốt, đuôi đèn | Sợi đốt |
Bóng đèn LED | Vỏ bóng, bảng mạch LED, đuôi đèn | Bảng mạch LED |
Câu 2.
STT | Loại bóng đèn | Ưu điểm | Nhược điểm |
1 | Bóng đèn sợi đốt | - Phát ra ánh sáng liên tục - Giá thành rẻ | - Không tiết kiệm điện - Tuổi thọ thấp |
2 | Bóng đèn huỳnh quang | - Tiết kiệm điện - Tuổi thọ cao | - Phát ra ánh sáng nhấp nháy - Giá thành cao |
3 | Bóng đèn LED | - Tiết kiệm điện - Phát ra ánh sáng liên tục - Tuổi thọ cao | - Giá thành cao |
Câu 3.
Thông tin về bóng đèn LED búp Có mã A55N4: Là loại đèn LED búp đuôi xoáy, có tuổi thọ cao, thân thiện với môi trường, bảo vệ thị lực, có công suất định mức là 5W, sử dụng được trong dải điện áp 150V đến 250V, có màu ánh sáng trắng/vàng, có giá 49000 đ/cái.
Câu 4.
STT | Tình huống | An toàn | Giải thích | |
Có | Không | |||
1 | Bật, tắt đèn liên tục | x | Làm giảm tuổi thọ của bóng đèn. | |
2 | Lắp đèn ở nơi ẩm ướt | x | Có thể gây cháy chập, giảm tuổi thọ của bóng đèn. | |
3 | Tháo lắp bóng đèn khi đèn đang sáng | x | Có thể bị điện giật, và có thể gây bỏng tay nếu sử dụng đèn sợi đốt. | |
4 | Bật đèn khi nguồn điện chập chờn, không ổn định | x | Làm giảm tuổi thọ của bóng đèn. | |
5 | Đập vỡ vụn bóng đèn khi bỏ đi | x | Mất an toàn bởi các mảnh vỡ của bóng đèn và có thể có hơi độc hại ở trong bóng đèn làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường. |
Câu 5.
Lựa chọn bóng đèn để thay thế bóng đèn sợi đốt 220V – 60 W bị hỏng.
STT | Loại bóng có thể dùng để thay thế | Giải thích |
1 | Bóng đèn sợi đốt 220V – 60 W | Giá thành rẻ. |
2 | Bóng đèn compact 220V – 12W | Giá trung bình, tiết kiệm điện hơn bóng đèn sợi đốt. |
3 | Bóng đèn LED 220V – 7W | Tiết kiệm điện cao. |
Câu 6.
Thứ tự đúng các bước cơ bản để thay bóng đèn đuôi xoáy:
1. b) Ngắt nguồn điện trước khi tiến hành các thao tác thay bóng đèn.
Chú ý: Tay phải khô và đeo găng tay bảo hộ (nếu có).
2. d) Chọn vị trí an toàn và phù hợp: Với những đèn điện được lắp đặt tại các vị trí cao thì cần sử dụng thang chắc chắn để dễ dàng thực hiện các thao tác với đèn.
3. a) Tháo bóng đèn cũ hỏng: Dùng tay xoay ngược chiều kim đồng hồ để lấy bóng đèn cũ ra khỏi đui đèn.
4. e) Lắp bóng đèn mới: Lấy bóng đèn mới lắp vào đui đèn vừa được tháo, xoay theo chiều kim đồng hồ sao cho đèn được giữ chắc chắn.
5. c) Đóng nguồn điện và thử đèn.
BÀI 12. NỒI CƠM ĐIỆN
Câu 1.1 - d; 2 - a; 3 – c; 4 – b; 5 - e.
Câu 2. Bước 1- e; Bước 2 - d; Bước 3 – c; Bước 4- b; Bước 5 - a.
Câu 3.
Nhà bạn Nam nên chọn loại nồi có nhãn trong hình b, vì:
- Nhà Nam có ba người nên chọn loại nồi có dung tích 1L trở lên (căn cứ vào Bảng 12.1. Bảng tham khảo dung tích nồi cơm điện trong sách giáo khoa).
- Nồi cơm điện ở hình b và hình c có cùng dung tích nhưng loại nồi ở hình b có khả năng tiết kiện điện tốt hơn (Nhãn tiết kiệm năng lượng đạt 3 sao).
Câu 4.
a) Cơm sau khi nấu bị nhão: Nguyên nhân có thể do lượng nước đổ vào nấu quá nhiều.
b) Cơm sau khi nấu bị sống: Nguyên nhân có thể do lượng nước đổ vào nấu quá ít hoặc bộ phận sinh nhiệt bị hỏng, không cung cấp đủ nhiệt để cơm có thể chín.
c) Khi mới bắt đầu cắm điện, nồi cơm phát ra tiếng nổ lách tách: Nguyên nhân có thể do mặt ngoài nồi nấu chưa được lau khô trước khi đặt vào mặt trong của thân nồi.
Câu 5.
Hình a: Không dùng tay để che hoặc tiếp xúc với lỗ thông hơi của nồi cơm điện khi nồi đang nấu vì có thể sẽ gây bỏng tay.
Hình b: Đặt nồi cơm điện ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Hình c: Sử dụng khăn mềm lau khô mặt ngoài nồi nấu, không dùng các vật dụng cứng, nhọn chà sát, lau chùi bên trong nồi nấu.
BÀI 13. BẾP HỒNG NGOẠI
Câu 1.
- Mặt bếp;
- Bảng điều khiển;
- Thân bếp;
- Mâm nhiệt hồng ngoại.
Câu 2. 1- b; 2-c; 3-a.
Câu 3. 1, 2, 3, 5.
Câu 4. Nhận định trên là đúng. Ở bếp hồng ngoại, khi nấu mâm nhiệt hồng ngoại truyền nhiệt tới nồi nấu qua mặt bếp. Nhiệt độ ở mặt bếp rất cao nên có thể tắt bếp trước vài phút và sử dụng nhiệt dư ở đó để tiếp tục đun nấu.
Câu 5. Nhãn bếp điện có các thông tin sau:
- Thông số kĩ thuật: Điện áp 220 – 240 V;
- Tần số 50 – 60 Hz;
- Công suất 2000 W.