SGKVN

Bài Tập Công Nghệ 6 - Bài 10: Khái Quát Về Đồ Dùng Điện Trong Gia Đình | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 10: Khái Quát Về Đồ Dùng Điện Trong Gia Đình - Bài Tập Công Nghệ 6. Xem chi tiết nội dung bài Bài 10: Khái Quát Về Đồ Dùng Điện Trong Gia Đình và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Bài Tập Công Nghệ 6 | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Câu 1.Sử dụng các cụm từ sau để gọi tên và mô tả công dụng của những đồ dùng điện trong gia đình tương ứng ở các hình dưới đây (điền vào Bảng 10.1).

Đèn ngủ, chế biến thực phẩm, tạo ra nhiệt, máy hút bụi, máy xay, làm sạch bụi bẩn, bếp điện, đun sôi nước, ấm đun nước, tạo ra ánh sáng dịu, tạo ra làn gió, quạt treo tường.

Bảng 10.1

 

STT Hình Tên đồ dùng điện Công dụng
1     Giúp ... ở nhiều bề mặt như sàn nhà, cầu thang, rèm cửa.
2     Giúp ... thành dạng chất lỏng hoặc tạo một hỗn hợp đặc.
3     Giúp ... có tác dụng thư giãn, thoải mái và dễ đi vào giấc ngủ.
4     Giúp ... làm tươi mới không khí và lưu thông không khí mát mẻ.
5     Giúp ... nhanh chóng và ngắt nguồn điện khi nước trong bình sôi hay cạn nước.
6     Giúp ... để nấu chín thức ăn

Câu 2. Hãy đọc thông tin dưới đây rồi điền: tên, đại lượng điện định mức và thông số kĩ thuật đặc trưng của mỗi đồ dùng điện trong Bảng 10.2.

Bảng 10.2

 

STT Tên đồ dùng điện Đại lượng điện định mức Thông số kĩ thuật đặc trưng
1  

Điện áp định mức:...

Công suất định mức:...

 
2  

Điện áp định mức:...

Công suất định mức:...

 
3  

Điện áp định mức:...

Công suất định mức:...

 
4  

Điện áp định mức:...

Công suất định mức:...

 

Câu 3.Điền dấu vào các ô trong Bảng 10.3 để xác định các giải pháp giúp tiết kiệm điện và/hoặc đảm bảo an toàn khi sử dụng đồ dùng điện trong gia đình.

Bảng 10.3

STT Các phương án An toàn điện Tiết kiệm điện
1 Giảm bớt tiêu thụ điện trong giờ cao điểm.    
2 Luôn vệ sinh, lau chùi sạch sẽ các thiết bị điện.    
3 Tắt một số đồ dùng điện không cần thiết.    
4 Sử dụng những đồ dùng điện có dán nhãn năng lượng.    
5 Tắt hết điện, rút phích cắm khi đi ra ngoài.    
6 Đặt đồ dùng điện trên bề mặt ổn định, khô ráo.    
7 Ngắt nguồn điện của đồ dùng điện trước khi tiến hành bảo dưỡng hoặc sửa chữa.    

Câu 4. Các tình huống sau có đảm bảo an toàn khi sử dụng đồ dùng điện trong gia đình không? Điền dấu vào các ô trong Bảng 10.4 để xác định các phương án trả lời và giải thích.

Bảng 10.4

STT Tình huống An toàn Giải thích
Không
1 Sử dụng máy sấy tóc trong phòng tắm.      
2 Đun nồi nước đầy bằng bếp điện.      
3 Cắm sạc điện cho đồ dùng điện đang được đặt trên giường ngủ.      
4 Bật bình nước nóng khi đang tắm.      
5 Cho tay vào lồng quạt điện khi quạt đang quay.      
6 Dùng tay chặn lỗ thoát hơi của nồi cơm điện khi nồi cơm đang nấu.      

Câu 5. Hãy đọc thông tin hướng dẫn sử dụng máy sấy tóc trong Bảng 10.5, điền dấu vào các ô tương ứng với thông tin hướng dẫn sử dụng đúng cách, thông tin cảnh báo mất an toàn.

Bảng 10.5

STT Thông tin hướng dẫn sử dụng máy sấy tóc Sử dụng đúng cách Cảnh báo mất an toàn
1 Không sử dụng máy sấy tóc gần nơi có nước hoặc trong phòng tắm.    
2 Trước khi sử dụng, kiểm tra lưới hút gió của máy đảm bảo không bị tắc bởi tóc, lông tơ.    
3 Không bịt lưới hút gió của máy khi sử dụng.    
4 Luôn rút phích cắm điện của máy ra khỏi nguồn điện sau khi sử dụng.    
5 Sau ngắt điện, để máy nguội dần trong vài phút.    
6 Không được quấn dây điện quanh máy.    
7 Không vứt bỏ máy chung với rác thải gia đình thông thường, hãy đem đến điểm thu gom chính thức để tái chế.    

Câu 6. Chọn các tiêu chí hợp lý khi mua đồ dùng điện mới cho gia đình trong các tiêu chí sau đây. Hãy đề xuất thêm các tiêu chí khác và giải thích.

a) Có thông số kĩ thuật và tính năng phù hợp với nhu cầu sử dụng.

b) Có khả năng tiết kiệm điện cao hơn các đồ dùng khác (cùng loại).

c) Có thương hiệu và được bán bởi đơn vị cung cấp uy tín.

d) Có giá cả phù hợp với điều kiện tài chính của gia đình.

e) Được thiết kế hiện đại và có tính năng thông minh.

g) Thân thiện với người dùng, có chỉ dẫn rõ ràng, dễ sử dụng.

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Bài Tập Công Nghệ 6

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Âm Nhạc 6

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Bài Tập Âm Nhạc 6

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Bài Tập Giáo Dục Công Dân 6

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Bài Tập Khoa Học Tự Nhiên 6

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Bài Tập Mĩ Thuật 6

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Bài Tập Ngữ Văn 6 - Tập 1

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Bài Tập Ngữ Văn 6 - Tập 2

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Bài Tập Tin Học 6

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Bài Tập Toán 6 - Tập 1

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Gợi ý cho bạn

tu-nhien-va-xa-hoi-3-1044

Tự Nhiên và Xã Hội 3

Sách Lớp 3 Cánh Diều

toan-8-tap-2-932

Toán 8 - Tập 2

Sách Lớp 8 Kết Nối Tri Thức

cong-nghe-9-cat-may-970

Công nghệ 9 (Cắt may)

Sách Lớp 9 Chân Trời Sáng Tạo

vo-bai-tap-tieng-viet-2-tap-hai-1013

Vở bài tập TIẾNG VIỆT 2 - Tập Hai

Sách Lớp 2 Chân Trời Sáng Tạo

tieng-viet-3-tap-mot-1061

Tiếng Việt 3 - Tập Một

Sách Lớp 3 NXB Giáo Dục Việt Nam

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.