SGKVN

Tin Học 6 - BÀI 12: TRÌNH BÀY THÔNG TIN Ở DẠNG BẢNG | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

BÀI 12: TRÌNH BÀY THÔNG TIN Ở DẠNG BẢNG - Tin Học 6. Xem chi tiết nội dung bài BÀI 12: TRÌNH BÀY THÔNG TIN Ở DẠNG BẢNG và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Tin Học 6 | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Trang 59

SAU BÀI NÀY EM SẼ

• Biết được ưu điểm của việc trình bày thông tin ở dạng bảng.

• Trình bày được thông tin ở dạng bảng bằng phần mềm soạn thảo văn bản.

Cuốn sổ lưu niệm mà ba bạn An, Minh và Khoa đang làm cần bổ sung danh sách gồm ảnh và thông tin ngắn về các bạn trong lớp. Ba bạn đang băn khoăn không biết nên trình bày như thế nào cho đẹp và khoa học.

An: Tớ đã mất khá nhiều công để soạn thảo danh sách trên mấy trang văn bản. Các bạn xem thế đã được chưa?

Minh: Tớ có tham khảo cách trình bày của một số cuốn sổ lưu niệm. Họ để danh sách vào một bảng, nhìn rất đầy đủ mà cô đọng.

Khoa: Nhưng bảng vừa chứa hình ảnh, vừa chứa chữ có được không? Có lẽ chúng ta phải nhờ thầy cô hướng dẫn thêm.

Hình 5.11. Danh sách lớp

Hoạt động 1 Danh sách học sinh

1. Hình 5.11 cho thấy hai cách trình bày danh sách học sinh trong cuốn số lưu niệm. Trang bên trái sử dụng bảng, trang bên phải liệt kê lần lượt danh sách các thành viên. Em hãy nhận xét về hai cách trình bày.

2. Em sẽ lựa chọn cách nào để trình bày danh sách học sinh trong cuốn sổ lưu niệm của lớp em? Tại sao?

1. TRÌNH BÀY THÔNG TIN Ở DẠNG BẢNG

Một phiếu khảo sát về sở thích đối với các trò chơi tập thể đã được phát cho học sinh trong lớp. Kết quả trả lời của các phiếu khảo sát được thống kê trong bảng sau:

STT Tên trò chơi Số bạn nam thích Số bạn nữ thích
1 Kéo co 19 16
2 Ném bóng trúng đích 12 15
3 Trao tín gậy 16 18
4 Trốn tìm 8 10

Hoạt động 2 Bảng

Dựa vào bảng thống kê kết quả, em hãy trả lời các câu hỏi sau:

1. Bảng trên gồm mấy cột, mấy hàng?

2. Trò chơi nào được các bạn nam yêu thích nhất? Trò chơi nào được các bạn nữ yêu thích nhất? Trò chơi nào được học sinh của lớp yêu thích nhất?

3. Nếu không dùng bảng biểu diễn thì việc so sánh và tìm kiếm có dễ không?

Chúng ta có thể sử dụng bảng để trình bày thông tin một cách cô đọng. Bảng cũng thường được sử dụng để ghi lại dữ liệu của công việc thống kê, điều tra, khảo sát,... Từ bảng dữ liệu, em có thể dễ dàng tìm kiếm, so sánh, tổng hợp được thông tin.

2. TẠO BẢNG

Trong phần mềm soạn thảo văn bản, các lệnh tạo bảng nằm trong thẻ Insert ở nhóm lệnh Table. Cách mở cửa số Insert Table được thực hiện như Hình 5.12:

- Di chuyển chuột bắt đầu từ góc trên, bên trái của cửa sổ Insert Table vừa mở ra để chọn số cột, số hàng cho bảng. Sau khi nháy chuột, bảng sẽ được chèn vào vị trí của con trỏ soạn thảo.

- Để đưa dữ liệu vào bảng, em đặt con trỏ soạn thảo vào ô và nhập dữ liệu. Ô của bảng có thể chứa tất cả các loại dữ liệu như: văn bản, hình ảnh,...

- Để di chuyển con trỏ soạn thảo, em sử dụng các phím mũi tên ↑, ↓,, – trên bàn phím hoặc sử dụng chuột.

- Căn chỉnh lề cho dữ liệu trong ô cũng tương tự như căn lề cho văn bản.

① Chọn Insert

② Chọn nút tam giác nhỏ bên dưới Table

Hình 5.12. Tạo bảng

Hình 5.13. Chọn số cột, hàng của bảng

Trang 61

Lưu ý: Cách tạo bảng như trên chỉ tạo được bảng có tối đa 10 cột, 8 hàng. Nếu muốn tạo bảng có nhiều hàng, cột hơn, em thực hiện như sau:

• Chọn Insert/Table/Insert.

• Nhập số cột, số hàng của bảng. Ví dụ, bảng có 4 cột, 10 hàng.

Hình 5.14. Nhập số cột, hàng

? 1. Em hãy sắp xếp lại thứ tự các bước để được thao tác tạo bảng đúng:

a) Chọn mũi tên nhỏ bên dưới Table.

b) Di chuyển chuột để chọn số hàng, số cột.

c) Chọn Insert.

2. Bạn An đã nhập số hàng, số cột như Hình 5.15 để tạo bảng. Bảng được tạo sẽ có:

A. 4 cột, 35 hàng.

B. 35 cột, 35 hàng.

C. 35 cột, 4 hàng.

D. 4 cột, 4 hàng.

Hình 5.15. Nhập số hàng, số cột

3. CHỈNH SỬA BẢNG

Khi em đặt con trỏ soạn thảo trong bảng, nhóm thẻ Table Tools sẽ xuất hiện giúp em định dạng bảng. Để chỉnh sửa bảng, em chọn thẻ Layout. Các nhóm lệnh để chỉnh sửa bảng được chú thích trong Hình 5.16.

Hình 5.16. Chỉnh sửa bảng

Muốn xoá một số hàng trong bảng, sau khi chọn các hàng cần xoá, em thực hiện lệnh nào sau đây?

A. Delete Cells

C. Delete Columns

B. Delete Rows

D. Delete Table

4. THỰC HÀNH: TẠO BẢNG

Nhiệm vụ

- Tạo bảng danh sách thành viên của lớp như minh hoạ trong Hình 5.11.

- Nhập dữ liệu gồm: Họ tên, ngày sinh và ảnh của giáo viên chủ nhiệm và từng thành viên trong lớp.

- Chỉnh sửa, định dạng bảng.

Trang 62

Hướng dẫn

a) Tạo bảng

- Xác định số cột, số hàng của bảng: trong minh hoạ ở Hình 5.11, bảng chứa thông tin của giáo viên chủ nhiệm và các học sinh trong lớp, bảng này gồm 4 cột và 4 hàng.

- Em có thể ước tính số cột, số hàng của bảng dựa trên số thành viên của lớp. Cũng có thể tạo hai bảng, bảng danh sách giáo viên và bảng danh sách học sinh. Phần hướng dẫn thực hành sau đây tạo bảng 4 hàng 4 cột như minh hoạ trong Hình 5.11.

Hình 5.17. Kết quả sau khi tạo bảng

b) Chỉnh sửa bảng

Ở Hình 5.11, phần chứa thông tin của giáo viên chủ nhiệm được trình bày trong một ô to, được gộp từ 4 ô nhỏ của bảng. Do đó, cần chỉnh sửa lại bảng để tạo một ô to từ các ô nhỏ.

- Kéo thả chuột để chọn bốn ô của bảng.

Hình 5.18. Chọn ô

- Trong nhóm thẻ Table Tools, chọn thẻ Layout.

- Trong nhóm lệnh Merge, chọn Merge Cells.

- Chọn Merge Cells

Hình 5.19. Chọn lệnh

Kết quả:

Hình 5.20. Kết quả gộp ô

- Để chỉnh sửa độ rộng của cột hay độ cao của hàng, di chuyển con trỏ chuột vào đường biên của cột (hay hàng) cần thay đổi cho đến khi con trỏ chuyển thành dạng mũi tên hai chiều thì kéo thả chuột để điều chỉnh.

Hình 5.21. Thay đổi kích cỡ cột và hàng

Trang 63

c) Nhập thông tin

- Nhập thông tin của các thành viên vào ô của bảng, thông tin gồm: ảnh, họ tên, ngày sinh.

- Em có thể bổ sung thêm thông tin khác cho các thành viên như địa chỉ, sở thích,...  -- Em có thể chèn thêm hàng, cột để tạo bảng chứa đầy đủ các thành viên trong lớp.

LUYỆN TẬP

1. Em hãy soạn thảo bảng kết quả khảo sát trò chơi tập thể yêu thích ở Mục 1. Nếu cần bổ sung cột Tổng số để điền số học sinh cả lớp thích trò chơi tương ứng (bằng số học sinh nam cộng số học sinh nữ cùng thích trò chơi này) thì em sẽ chèn cột này vào vị trí nào của bảng? Em hãy chèn và điền số liệu cho cột Tổng số này.

2. Bản tin sau đây nói về kết quả thực hiện phong trào đọc sách của học sinh khối 6.

Bản tin "Phong trào đọc sách"

Trong những năm gần đây, số học sinh khối 6 của nhà trường yêu thích đọc sách đã tăng lên rõ rệt. Kết quả khảo sát của năm 2017 cho thấy, số học sinh yêu thích đọc sách là 230 em, chiếm 52% tổng số học sinh của khối. Số liệu này của các năm 2018 và 2019 lần lượt là 256 em (chiếm 64%) và 345 em (chiếm 78%). Phong trào đọc sách đang ngày càng được nhiều học sinh tích cực hưởng ứng.

a) Em hãy tạo một bảng để trình bày cô đọng nội dung của bản tin trên.

b) Hãy bổ sung thông tin sau vào bảng: “Năm 2016, kết quả khảo sát học sinh khối 6 của nhà trường cho thấy có 175 em học sinh yêu thích đọc sách, chiếm 45% tổng số học sinh của khối.”

VẬN DỤNG

1. Em hãy trình bày các văn bản sau dưới dạng bảng:

a) Thời khoá biểu của lớp.

b) Thời gian biểu hoạt động các ngày trong tuần của em.

2. Em hãy xem lại nội dung cuốn sổ lưu niệm và cân nhắc xem phần nội dung nào nên được trình bày ở dạng bảng thì hợp lí hơn. Hãy trình bày lại nội dung đó.

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Tin Học 6

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Âm Nhạc 6

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Bài Tập Âm Nhạc 6

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Bài Tập Công Nghệ 6

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Bài Tập Giáo Dục Công Dân 6

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Bài Tập Khoa Học Tự Nhiên 6

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Bài Tập Mĩ Thuật 6

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Bài Tập Ngữ Văn 6 - Tập 1

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Bài Tập Ngữ Văn 6 - Tập 2

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Bài Tập Tin Học 6

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Gợi ý cho bạn

ngu-van-8-tap-2-910

Ngữ Văn 8 - Tập 2

Sách Lớp 8 Cánh Diều

sinh-hoc-1184

Sinh Học

Sinh Học lớp 11

hoat-dong-trai-nghiem-8-ban-1-928

Hoạt Động Trải Nghiệm 8 (Bản 1)

Sách Lớp 8 Chân Trời Sáng Tạo

vat-ly-1159

Vật Lý

Vật Lý cơ bản 11

my-thuat-hoi-hoa-1174

Mỹ Thuật Hội Hoạ

Mỹ Thuật Hội Hoạ 11

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.