SGKVN

Tin Học 6 - BÀI 11: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

BÀI 11: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN - Tin Học 6. Xem chi tiết nội dung bài BÀI 11: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Tin Học 6 | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Trang 54

SAU BÀI NÀY EM SẼ

• Nêu được các chức năng đặc trưng của những phần mềm soạn thảo văn bản.

• Trình bày được tác dụng của công cụ căn lề, định dạng văn bản.

• Thực hiện được việc định dạng văn bản, trình bày trang văn bản và in.

Ba bạn An, Minh và Khoa đã bàn về nội dung cuốn sổ lưu niệm của lớp. Nhưng còn một câu hỏi phải trả lời là dùng công cụ gì để làm cuốn sổ này.

An: Nội dung cuốn sổ gồm những bài viết cảm nghĩ, ảnh chụp, danh sách các bạn trong lớp,... Tớ nghĩ mình mua một cuốn sổ để viết và dán ảnh vào đó.

Minh: Thử cân nhắc làm trên máy tính xem sao. Những năm ở Tiểu học, chúng mình đã học sử dụng nhiều phần mềm trên máy tính.

Khoa: Nếu làm trên máy tính, mình có thể gửi cho thầy cô và các bạn xem trước để góp ý, khi cần sửa lại cũng thuận tiện. Hơn nữa, ngoài cuốn sổ lưu niệm in ra cho mỗi bạn, mình vẫn còn bản mềm lưu trữ để phòng khi cuốn in bị hỏng hoặc thất lạc.

1. PHẦN MỀM SOẠN THẢO VĂN BẢN

Hoạt động 1 Phần mềm soạn thảo văn bản

1. Dựa vào sơ đồ tư duy trình bày nội dung cuốn sổ lưu niệm ở Bài 10, em hãy lựa chọn các phần mềm cần sử dụng để tạo nội dung cho cuốn sổ trên máy tính.

2. Các phần mềm đó cần có chức năng gì để giúp em hoàn thành công việc?

Phần mềm soạn thảo văn bản có thể được cài đặt trên máy tính hoặc chạy trực tuyến trên Internet,... Có nhiều loại phần mềm soạn thảo văn bản khác nhau, chúng đều có các chức năng cơ bản sau đây:

• Tạo và định dạng văn bản.

• Biên tập, chỉnh sửa nội dung.

• Lưu trữ văn bản.

• In văn bản.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng, phần mềm soạn thảo còn có một số chức năng nâng cao khác:

• Xem lại và theo dõi sự thay đổi của tài liệu.

• Lưu trữ tài liệu trên đám mây để có thể đồng bộ và lấy tài liệu từ máy tính, điện thoại di động hay máy tính bảng.

• Làm việc cộng tác với người khác trên cùng một tài liệu mọi lúc mọi nơi.

Với những chức năng này, chúng ta có thể sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản để tạo ra các tài liệu khác nhau như cuốn sách, bài viết, báo cáo, bản tin, tờ rơi,...

Em sẽ sử dụng những chức năng nào của phần mềm soạn thảo văn bản để tạo nội dung cho cuốn sổ lưu niệm?

Trang 55

2. ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN VÀ IN

Ở cấp Tiểu học, chúng ta đã học cách tạo văn bản chứa chữ và định dạng kí tự. Để văn bản được trình bày đẹp, dễ đọc, dễ nhớ thì ngoài việc định dạng kí tự, chúng ta cần định dạng đoạn và định dạng trang văn bản.

a) Định dạng đoạn văn bản

Trong phần mềm soạn thảo văn bản, đoạn là phần văn bản thường được phân cách bởi dấu ngắt đoạn. Dấu ngắt đoạn xuất hiện khi chúng ta nhấn phím Enter. Việc định dạng giúp chúng ta thay đổi cách trình bày của đoạn trong văn bản. Ví dụ: tăng, giảm lề của đoạn, căn chỉnh lề, đặt khoảng cách giữa các dòng trong đoạn,... Các lệnh định dạng đoạn nằm trong thẻ Home, ở nhóm lệnh Paragraph.

Căn thẳng hai lề

Căn giữa

Căn thẳng lề trái

Căn thẳng lề phải

Đoạn

Hình 5.4. Các lệnh định dạng đoạn văn bản

Hình 5.6. Trình bày trang văn bản

b) Định dạng trang văn bản

Mỗi cuốn sách có hình dạng và kích thước khác nhau phụ thuộc vào việc định dạng trang văn bản. Để văn bản đẹp và có bố cục hài hoà, em cần định dạng trang văn bản. Các lệnh định dạng trang văn bản nằm trong thẻ Page Layout, ở nhóm lệnh Page Setup. Các yêu cầu cơ bản khi trình bày trang văn bản gồm:

• Chọn hướng trang (Orientation): trang đứng (Portrait) hay trang ngang (Landscape). • Đặt lề trang (Margins): lề trái (Left), lề phải (Right), lề trên (Top) và lề dưới (Bottom).

• Lựa chọn khổ giấy (Size): khổ giấy phổ biến là khổ A4.

Trang 56

Hình 5.6. Trình bày trang văn bản

c) In văn bản

Sau khi hoàn thành việc tạo văn bản, em có thể in văn bản ra giấy. Để thực hiện công việc này, trong thẻ File, em chọn lệnh Print.

Hình 5.7. Các lệnh để in văn bản

Trang 57

3. THỰC HÀNH: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN

CẢM NGHĨ VỀ NHÓM BẠN THÂN LỚP 6A

Tớ là An

Tớ là An Minh và Khoa là hai bạn đầu tiên tớ gặp và làm quen trong ngày đầu đến nhận lớp ở trường Tiểu học.

Ngay ở công trường tớ nhìn thấy Khoa, ân tượng đầu tiên về Khoa là cặp kính cận khá dày cậu ấy đeo. Cậu ấy cũng đang ngơ ngác đi tìm lớp giống tớ, nhìn là biết ngay học sinh mới. Tớ ra làm quen và hỏi cậu ấy học lớp nào, không ngờ cả hai đều học cùng lớp. Bọn tớ cùng nhau đi tìm lớp chứ không dám hỏi các anh chị lớn hơn. Đến cửa lớp thì gặp ngay Minh. Minh đang vui vẻ hướng dẫn các bạn vào lớp. Trông cậu ấy rất nhanh nhẹn, thông minh và láu lỉnh. Tớ và Khoa nhìn thấy là mến cậu ấy ngay.

Cả ba bọn tớ cùng làm quen và chơi thân với nhau ngay từ ngày đầu đi học.

Hình 5.8. Bài viết của bạn An

Nhiệm vụ

Cuốn sổ lưu niệm của lớp chứa những bài viết cảm nghĩ về bạn bè, thầy cô và mái trường. Hình 5.8 là bài viết Cảm nghĩ về nhóm bạn thân lớp 6A của bạn An. Em hãy tham khảo bài viết này để soạn một bài viết cảm nghĩ của em trên phần mềm soạn thảo văn bản. Bài viết của em sẽ là một trang trong cuốn số lưu niệm của lớp.

Một số công việc em cần làm:

- Nhập nội dung văn bản, chèn hình ảnh.

- Căn lề các đoạn văn bản.

- Chọn hướng trang, chọn lề trang.

- Xem trang in để điều chỉnh lại việc căn lề đoạn và căn lề trang (nếu cần).

- Lưu tệp văn bản.

Hướng dẫn

(Hướng dẫn sau đây sử dụng phần mềm Microsoft Word đề minh hoạ.)

a) Khởi động phần mềm và nhập nội dung

- Nháy đúp chuột vào biểu tượng phần mềm trên màn hình nền.

- Nhập nội dung văn bản.

- Chọn Insert/Picture để mở hộp thoại Insert Picture và chèn ảnh.

b) Căn lề đoạn văn bản

Trong bài viết của An, phần tiêu đề, hình ảnh và giới thiệu tên của An được căn lề giữa, phần văn bản còn lại được căn đều hai bên. Để thực hiện căn lề, em làm như sau:

- Chọn dòng tiêu đề Cảm nghĩ về nhóm bạn thân lớp 6A, hình ảnh và dòng Tớ là An.

- Nháy chuột vào thẻ Home và chọn – để căn lề giữa. Ta có kết quả như sau:

- - Thực hiện tương tự để căn lề cho các đoạn văn trong bài viết.

c) Chọn hướng trang, lề trang

Giả sử em muốn chọn hướng trang bài viết Cảm nghĩ về nhóm bạn thân lớp 6A của bạn An là hướng đứng (Portrait), mẫu đặt lề trang là Normal, khi đó em thực hiện theo các bước sau:

Trang 58

Chọn hướng trang (Orientation)

1 Nháy chuột chọn Page Layout

2 Tìm page Setup

3 Nháy chuột chọn Orientation và chọn hướng trang đứng Portrait

Hình 5.9. Cách thay đổi hướng trang

Chọn lề trang (Margins)

1 Nháy chuột chọn Page Layout

2 Tìm page Setup

3 Nháy chuột chọn Margins và chọn mẫu đặt lề trang là Normal

Hình 5.10. Cách thay đổi lề trang

d) Lưu tệp

- Chọn File/Save để lưu tệp văn bản với tên là CamNghiVeBan.docx.

LUYỆN TẬP

1. Em hãy chọn hướng trang phù hợp cho các văn bản sau:

a) Đơn xin nghỉ học.

b) Báo cáo tổng kết năm học của lớp.

c) Sổ lưu niệm của lớp.

d) Sách ảnh chứa ảnh phong cảnh.

2. Em chọn loại căn lề nào khi trình bày nội dung bài thơ lục bát trên phần mềm soạn thảo văn bản? Tại sao?

3. Em hãy soạn thảo Đơn xin nghỉ học và thực hiện các thao tác định dạng hợp lí.

VẬN DỤNG

Trong bài học trước, em đã cùng các bạn sử dụng sơ đồ tư duy để trình bày kết quả thảo luận về nội dung cuốn sổ lưu niệm của lớp. Em hãy thực hiện các công việc sau:

a) Soạn thảo thêm nội dung cho cuốn sổ lưu niệm (bài viết cảm nghĩ, bài viết giới thiệu hoạt động, sự kiện,...).

b) Chèn thêm hình ảnh minh hoạ.

c) Căn lề và định dạng trang để có được bố cục hợp lí và đẹp.

d) Lưu lại tệp để dùng cho việc tạo cuốn sổ lưu niệm của lớp.

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Tin Học 6

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Âm Nhạc 6

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Bài Tập Âm Nhạc 6

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Bài Tập Công Nghệ 6

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Bài Tập Giáo Dục Công Dân 6

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Bài Tập Khoa Học Tự Nhiên 6

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Bài Tập Mĩ Thuật 6

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Bài Tập Ngữ Văn 6 - Tập 1

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Bài Tập Ngữ Văn 6 - Tập 2

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Bài Tập Tin Học 6

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Gợi ý cho bạn

vo-bai-tap-dao-duc-1-741

VỞ BÀI TẬP Đạo đức 1

Môn học lớp 1 - NXB Cánh Diều

lich-su-va-dia-li-5-phan-lich-su-146

Lịch Sử và Địa Lí 5 (Phần Lịch Sử)

Sách Lớp 5 NXB Giáo Dục Việt Nam

dao-duc-2-271

Đạo Đức 2

Sách Lớp 2 Cánh Diều

sinh-hoc-nang-cao-817

Sinh Học Nâng Cao

Sách Sinh Học Nâng Cao . Tổng 3 phần, 48 bài

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

ok365 ** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.