SGKVN

Tin Học 6 - Bài 2. Xử lí thông tin | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 2. Xử lí thông tin - Tin Học 6. Xem chi tiết nội dung bài Bài 2. Xử lí thông tin và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Tin Học 6 | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sau bài này em sẽ

• Nêu được các bước cơ bản trong xử lý thông tin.

• Giải thích được máy tính là công cụ hiệu quả để xử lý thông tin. Nêu được ví dụ minh họa cụ thể.

Khởi động

Hãy quan sát một cầu thủ bóng đá thực hiện quả phạt đền. Mắt liên tục xác định vị trí của thủ môn, anh ta phải đánh giá xem góc nào của cầu môn là sơ hở nhất. Sải bước, lấy đà, trong khoảnh khắc, anh khắc phục thủ môn bằng cú sút má trong vào góc bên trái cầu môn.

1. Xử lí thông tin

Kiến thức mới

Trong trường hợp của cầu thủ bóng đá trên, bàn thắng xảy ra trong chớp mắt, nhưng trong thời gian rất ngắn đó, trí óc của cầu thủ đã thực hiện một loạt thao phức tạp như sau:

- Mắt theo dõi vị trí thủ môn và thông tin đó được chuyển lên não.

- Não phân tích, đánh giá, suy luận,... chuyển hóa thông tin thu được thành ý định của cầu thủ: sút bóng về phía góc trên bên trái cầu môn.

- Ý định đó được thực hiện bằng cách điều khiển chân sút thành công quả phạt.

Thực ra, não còn thực hiện một thao tác thông tin nữa. Đó là ghi nhớ kết quả của bước trước, để thực hiện các thao tác ở bước sau.

Không ai nhìn thấy bộ não hoạt động như thế nào, nhưng trong mọi hoạt động của con người, bộ não điều phải thực hiện một nhiệm vụ rất quan trọng: xử lí thông tin.

Vậy quá trình xử lí thông tin được diễn ra như thế nào nhỉ?

Hoạt động 1. Xử lí thông tin

Em hãy xem xét tình huống cầu thủ ghi bàn và trả lời các câu hỏi sau:

1. Bộ não của cầu thủ nhận được thông tin từ những giác quan nào?

2. Thông tin nào được bộ não cầu thủ ghi nhớ và sử dụng khi đá phạt?

3. Bộ não xử lí thông tin nhận được thành thông tin gì?

4. Bộ não chuyển thông tin điều khiển thành thao tác nào của cầu thủ?

5. Quá trình xử lí thông tin của bộ não gồm những hoạt động nào?

Kiến thức mới

Xử lí thông tin gồm bốn hoạt động thành phần, còn được gọi là các bước xử lí thông tin cơ bản:

- Thu nhận thông tin: Nhờ các giác quan, con người nhận được thông tin của thế giới bên ngoài như âm thanh, hình ảnh, màu sắc, ánh sáng, nhiệt độ, mùi vị,…

- Lưu trữ thông tin: Sau khi nhận được thông tin, bộ não ghi nhớ lại. Nếu não không ghi nhận được, thông tin sẽ bị mất và các thao tác khác sẽ không có nguyên liệu để thực hiện. Thông tin không chỉ được nhớ trong não mà còn được con người lưu trữ bằng cách ghi chép.

- Biến đổi thông tin: Bộ não liên kết các thông tin đã có, so sánh, phân tích, thống nhất, suy luận, giải thích,… từ đó đưa ra kết luận, quyết định,... Đó là quá trình biến đổi thông tin ban đầu thành thông tin mới.

- Truyền thông tin: Thông tin được truyền đến các bộ phận cơ thể chuyển hóa thành hành vi hoặc được chia sẻ với người khác. Thông tin được nhân rộng qua quá trình chia sẻ.

Hộp kiến thức

Các bước cơ bản trong xử lí thông tin bao gồm:
• Thu nhận thông tin. • Biến đổi thông tin.
• Lưu trữ thông tin. • Truyền thông tin.

Câu hỏi

1. Em hãy phân tích các hoạt động sau thành các bước xử lí thông tin:

a) Minh tìm hiểu một ứng dụng trên máy tính và hướng dẫn lại cho An.

b) Khoa lập thời gian biểu cho các hoạt động trong ngày

2. Mỗi việc dưới đây thuộc hoạt động nào trong quá trình xử lí thông tin? Giải thích tại sao?

a) Em đang nghe chương trình ca nhạc trên Đài tiếng nói Việt Nam.

b) Bố em xem chương trình thời sự trên ti vi.

c) Em chép bài trên bảng vào vở.

2. Xử lí thông tin trong máy tính

Kiến thức mới

Ngày nay, thông tin không chỉ là sự hiểu biết của cá nhân mà đã trở thành tài nguyên của xã hội loài người, đem lại lợi ích to lớn. Chiếc máy kì diệu giúp con người xử lí nguồn tài nguyên đó chính là máy tính. Vậy em có muốn biết máy tính gồm những thành phần nào và hoạt động ra sao không?

Máy tính có đủ thành phần để có thể thực hiện các thao tác: thu thập, lưu trữ, biến đổi và truyền thông tin:

- Thiết bị vào để thu nhận thông tin: bàn phím, chuột, máy quét,...

- Thiết bị ra để truyền hoặc chia sẻ thông tin: màn hình, máy in,...

- Bộ xử lí để biến đổi thông tin bằng cách thực hiện chương trình máy tính do con người viết ra.

- Bộ nhớ để lưu trữ thông tin: đĩa quang, đĩa từ, thẻ nhớ,...

Câu hỏi

1. Máy tính gồm mấy thành phần để có thể thực hiện được các hoạt động xử lí thông tin?

A. 3                 B. 4                 C. 5                 D. 6

2. Chức năng của bộ nhớ máy tính là gì?

A. Thu nhận thông tin.                       B. Hiển thị thông tin.

C. Lưu trữ thông tin.                          D. Biến đổi thông tin.

Hoạt động 2. Hiệu quả thực hiện xử lí thông tin của máy tính

Chia lớp thành các nhóm và thảo luận để làm các bài tập sau:

1. Em hãy nêu một vài ví dụ về việc máy tính giúp con người trong các hoạt động sau:

a) Thu nhận thông tin.                       b) Lưu trữ thông tin.

c) Xử lí thông tin.                               d) Truyền thông tin.

2. Em hãy so sánh hiệu quả thực hiện công việc đã nêu trong Câu 1 khi có sử dụng và khi không sử dụng máy tính.

Kiến thức mới

Máy tính là một công cụ hiệu quả để thu nhận, lưu trữ, xử lí, lưu trữ thông tin.

Máy tính giúp con người thu nhận thông tin dễ dàng, đa dạng, và nhanh chóng. Ví dụ, để chuẩn bị thông tin cho một bài trình bày, em có thể sử dụng máy quét, máy ảnh số, điện thoại thông minh,... hay tìm kiếm trên mạng để có được các thông tin dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh, phim,...

Máy tính xử lí thông tin, thực hiện tính toán với tốc độ cao, chính xác, bền bỉ. Ngày nay, máy tính có thể thực hiện hàng tỉ phép tính trong một giây, có thể biểu diễn được gần đúng số Pi với hàng nghìn tỉ chữ số ở phần thập phân. Máy tính còn có thể làm việc liên tục không ngừng suốt ngày đêm.

Máy tính có thể lưu trữ lượng thông tin rất lớn. Ví dụ, chỉ với một chiếc thẻ nhớ nhỏ bằng đầu chiếc bút cũng có thể lưu trữ nội dung của hàng nghìn cuốn sách,...

Với khả năng kết nối mạng, máy tính không chỉ giúp em trao đổi thông tin với mọi người ở khắp nơi mà còn giúp em kết nối với kho tri thức khổng lồ. Ví dụ, em có thể dùng điện thoại thông minh Truy cập vào Internet để tìm thông tin về bất cứ lĩnh vực nào.

Hộp kiến thức

• Máy tính có đủ bốn thành phần thực hiện các hoạt động xử lí thông tin: Thiết bị vào (thu nhận thông tin), bộ nhớ (lưu trữ thông tin), bộ xử lí thông tin (xử lí và biến đổi thông tin) và thiết bị ra (truyền, chia sẻ thông tin).

• Máy tính là thiết bị hỗ trợ con người xử lí thông tin một cách hiệu quả do nó có thể thực hiện nhanh các mệnh lệnh, tính toán chính xác, xử lí nhiều dạng dữ liệu, lưu trữ dữ liệu với dung lượng lớn và hoạt động bền bỉ.

Câu hỏi

Em hãy chọn phương án trả lời đúng nhất.

Máy tính giúp con người nâng cao hiệu quả trong bước nào của quá trình xử lí thông tin?

A. Thu nhận thông tin.                       B. Lưu trữ thông tin.                       C. Biến đổi  thông tin.

D. Truyền thông tin.                           E. Tất cả bốn bước trên.

Luyện tập

1. Vật mang tin xuất hiện trong hoạt động nào của quá trình xử lí thông tin? Bộ nhớ có là vật mang tin không?

2. Em hãy phân loại những công việc sau đây theo các hoạt động của quá trình xử lí thông tin:

a) Quan sát đường đi của một chiếc tàu biển.

b) Ghi chép các sự kiện của một chuyến tham quan. 

c) Chuyển thể một bài văn xuôi thành văn vần.

d) Thuyết trình chủ đề tình bạn trước lớp.

Vận dụng

1. Giả sử em được đi chơi xa nhà, em hãy phân tích các hoạt động xử lí thông tin liên quan đến việc lên kế hoạch cho chuyến đi.

2. Em hãy liệt kê những lợi ích của máy tính ở một trong các lĩnh vực sau đây để thấy rõ hiệu quả của việc xử lí thông tin bằng máy tính.

a) Y tế                     b) Giáo dục                     c) Âm nhạc                    d) Hội họa

e) Xây dựng            f) Nông nghiệp              g) Thương mại               h) Du lịch.

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Tin Học 6

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Âm Nhạc 6

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Bài Tập Âm Nhạc 6

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Bài Tập Công Nghệ 6

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Bài Tập Giáo Dục Công Dân 6

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Bài Tập Khoa Học Tự Nhiên 6

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Bài Tập Mĩ Thuật 6

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Bài Tập Ngữ Văn 6 - Tập 1

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Bài Tập Ngữ Văn 6 - Tập 2

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Bài Tập Tin Học 6

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Gợi ý cho bạn

tin-hoc-8-923

Tin Học 8

Sách Lớp 8 Chân Trời Sáng Tạo

tieng-anh-5-tap-hai-158

Tiếng Anh 5 - Tập Hai

Sách Lớp 5 NXB Giáo Dục Việt Nam

sinh-hoc-7-855

Sinh Học 7

Sách Giáo Khoa Lớp 7 NXB Giáo Dục

am-nhac-8-913

Âm Nhạc 8

Sách Lớp 8 Cánh Diều

ngu-van-8-tap-2-464

Ngữ Văn 8 - Tập 2

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.