Kể lại một truyền thuyết
Truyền thuyết cũng như các truyện dân gian khác được lưu truyền nhờ lời kể, bằng lời kể. Nếu muốn kể hoặc được yêu cầu kể một truyền thuyết đã đọc, đã nghe, em sẽ thực hiện như thế nào?
1. TRƯỚC KHI NÓI
a. Chuẩn bị nội dung nói
Mục đích nói Kể lại một truyền thuyết, giúp người nghe hiểu dược cốt truyện và ý nghĩa của truyện. |
Người nghe Thầy cô, các bạn, người thân và những người quan tâm đến truyền thuyết em kể. |
- Chọn truyền thuyết và ngôi kể:
+ Nên chọn truyền thuyết, mà em yêu thích, có nội dung hấp dẫn, giàu ý nghĩa, có độ dài vừa phải. Nếu được chỉ định kể lại một truyền thuyết cụ thể, hãy đọc kĩ để năm được các sự kiện, chi tiết tiêu biểu.
+ Chọn ngôi kể là ngôi thứ ba (giống như ở truyền thuyết mà em đã đọc hoặc đã nghe).
- Tóm tắt câu chuyện: ghi các sự việc chính của câu chuyện theo một trật tự hợp lí (thường theo trình tự thời gian trước - sau, quan - hệ nguyên nhân - kết quả) để dễ dàng ghi nhớ và kể lại.
- Xác định từ ngữ then chốt và giọng kể thích hợp: nhớ chính xác các từ ngữ chỉ thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện; xác định đúng những lời nói quan trọng của nhân vật để không bỏ qua khi kể lại; chọn giọng kể phù hợp với nội dung của câu chuyện (sôi nổi, hào hứng, trầm lắng,...)
b. Tập luyện
- Tập luyện một mình hoặc cùng bạn bè, người thân. Thử nhiều cách khác nhau để tìm ra cách kể tốt nhất.
- Có thể lựa chọn và sử dụng thêm các phương tiện hỗ trợ nếu thấy cần thiết (âm nhạc, tranh ảnh, bản trình chiếu, đạo cụ,...).
2. TRÌNH BÀY BÀI NÓI
Ngoài một số kĩ năng trình bày đã được học ở các bài trước, em cần chú ý thêm một số điều sau:
- Với truyền thuyết, giọng kể phù hợp nhất là trang nghiêm nhưng cũng có lúc cần thay đổi linh hoạt cho phù hợp với nội dung câu chuyện (tình cảm, hào sảng, trầm lắng,...). Khi kể sử dụng hợp lý ngôn ngữ cơ thể (động tác, điệu bộ, khẩu hình, nét mặt,...) để tăng thêm tính sinh động hấp dẫn của truyện kể.
- Không nên kể dàn trải mà nên tập trung vào những sự kiện quan trọng; chú ý cách chuyển tiếp giữa các sự việc để tạo sự kết nối liền mạch của câu chuyện em kể.
- Ở một số truyền thuyết, kết thúc của câu chuyện có thể chỉ dẫn đến một địa danh, một sự vật, hiện tượng,... nào đó vẫn tồn tại trong cuộc sống hôm nay. Nên chuẩn bị một số tranh, ảnh, đoạn phim ngắn,... về địa danh, sự việc, hoạt động đó để bài nói của em thêm hấp dẫn.
3. SAU KHI NÓI
Trao đổi về bài nói theo một số gợi ý sau:
Người nghe | Người nói |
- Yêu cầu người nói kể lại hay làm rõ những chi tiết liên quan đến các sự việc được kể. - Nêu nhận xét về bài kể (từ ngữ, giọng kể, độ chính xác về nội dung,...). | - Bổ sung, làm rõ các chi tiết hoặc diễn biến câu chuyện. - Trao đổi lại các ý kiến nhận xét của người nghe. Cảm ơn và tiếp thu những góp ý, nhận xét xác đáng. |