Trang 99
TRI THỨC NGỮ VĂN
Văn bản nghị luận văn học
• Là một loại của văn nghị luận, có nội dung bàn về một vấn đề văn học như tác giả, tác phẩm, thể loại.... Nghị luận văn học sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề văn học được nói tới.
• Li lẽ trong nghị luận văn học chính là những nhận xét cụ thể của người viết về tác giả, tác phẩm, thể loại.... Bằng chứng thường được lấy từ tác phẩm văn học.
THÁCH THỨC ĐẦU TIÊN
Mỗi ngày một cuốn sách
Trước khi đọc
1. Cùng thiết kế một góc đọc sách nhỏ trong lớp học. Hãy mang đến lớp một vài cuốn sách mà em muốn cùng đọc với các bạn.
2. Chia sẻ những điều thú vị nhất mà em cảm nhận được từ cuốn sách mới đọc.
3. Kể tên một cuốn sách mà em cho là cần đọc trong tuần này và thuyết phục các bạn cùng đọc.
Cùng đọc và trải nghiệm
SÁCH HAY CÙNG ĐỌC
1. Chọn hai trong số các chủ đề sau để định hướng cho việc đọc sách: Tôi và các bạn, Gõ cửa trái tim, Yêu thương và chia sẻ, Quê hương yêu dấu, Những nẻo đường xứ sở, Chuyện kể về những người anh hùng, Thế giới cổ tích, Khác biệt và gần gũi, Trái Đất – ngôi nhà chung.
2. Với mỗi chủ đề đã chọn, tìm một cuốn sách có nội dung liên quan, cùng đọc và giới thiệu về cuốn sách đó bằng pô-xtơ(1) theo gợi ý:
a. Nêu rõ tên sách, tên tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản hoặc tái bản,...
b. Tóm tắt nội dung: đề tài, chủ đề, bố cục, nhân vật, sự kiện, chi tiết.....
(1) Pô-xtơ (tiếng Anh: poster): bản viết bằng chữ to trên giấy, bìa, gỗ,... với những hình thức thiết kế, vẽ phù hợp nhằm giới thiệu hay quảng bá về một sản phẩm nào đó (ở đây là sách).
Trang 100
c. Liệt kê những câu văn, đoạn văn yêu thích được trích dẫn từ cuốn sách hoặc những câu nhận định về cuốn sách.
CUỐN SÁCH YÊU THÍCH
Chọn đọc một cuốn sách yêu thích, có thể là sách văn học hoặc sách khoa học. Trong quá trình đọc, suy nghĩ về những điều sau:
1. Nhan đề: Vì sao cuốn sách có nhan đề như vậy?
2. Mở đầu: Phần mở đầu của cuốn sách có điều gì đáng chú ý? Vì sao?
3. Thế giới từ trang sách: Em đã gặp những ai và đến nơi đâu qua trang sách đã đọc?
4. Bài học từ trang sách: Những gì còn đọng trong tâm trí em? Vì sao em thích cuốn sách này?
GẶP GỠ TÁC GIẢ
Thật thú vị khi được gặp nhà văn, nhà thơ mà mình yêu thích ngoài đời phải không? Nhưng nếu chưa có dịp đó, chúng ta vẫn vẹn nguyên niềm hạnh phúc khi được tiếp xúc, giao lưu với tác giả qua những trang sách. Tác phẩm chính là đời sống tâm hồn, là gương mặt tinh thần của nhà văn, nhà thơ. Để viết được một tác phẩm khiến bạn đọc yêu thích, luôn nhớ tới, thật chẳng dễ dàng. Mỗi khi phải trăn trở với bài viết của mình, chắc hẳn em thường tự hỏi: Làm thế nào mà nhà văn, nhà thơ có thể viết được những tác phẩm như vậy? Đã có nhiều câu hỏi tương tự và cũng có vô vàn câu trả lời khác nhau. Nhưng điều đó vẫn còn là một bí ẩn.
Bài đọc sau đây là một cách trả lời câu hỏi đó. Điều gì đã khiến một chú bé sinh ra ở một bản làng biên giới, một "người con của núi" trở thành nhà thơ Lò Ngân Sủn với những bài thơ vang vọng mãi trong tâm trí người đọc: Chiều biên giới, Trời và đất, Đi trên chín khúc Bản Xẻo, Ngôi nhà rông,....?
1. Đọc văn bản
Nhà thơ Lò Ngân Sủn
người con của núi
MINH KHOA
Đọc thơ Lò Ngân Sủn ta như được khám phá những đỉnh núi xa thơ mộng và mãnh liệt. Núi không chỉ là hình ảnh thường được nói đến trong thơ ông mà còn hiện lên như là một phần hồn thơ Lò Ngân Sủn.
Trang 101
Những bài thơ tiêu biểu của Lò Ngân Sủn như Chiều biên giới, Trời và đất, Đi trên chín khúc Bản Xèo, Ngôi nhà rông.... đều mang âm vọng của núi, mênh mang lời của núi. Vậy điều gì đã nuôi dưỡng và bồi đắp nên vẻ đẹp thơ mộng và mãnh liệt ấy trong thơ ông?
THEO DÕI Vấn đề được nêu ra để bàn luận.
Trước khi trở thành nhà thơ, Lò Ngân Sủn đích thực là một “người con của núi”. Ông sinh ra và lớn lên ở Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Từ nhỏ, chú bé Lò Ngân Sủn đã đắm mình trong hơi thở của cỏ cây, hoa lá núi rừng biên cương, đã biết thả hồn cùng vẻ đẹp thanh thoát, hùng vĩ của dốc dựng, thác đổ, suối tuôn,... nơi “tận cùng bờ cõi":
Những đỉnh núi xa
Rừng thông gọi đàn dê hiện gọi mơ núi
Nâng niu hạt mạch
Rừng sa mộc vạm vỡ
Quay mình những vòng đường.
(Đỉnh núi xa vùng mãnh liệt)
THEO DÕI Những bằng chứng để làm rõ vấn đề.
Khi lớn lên, thế giới của cậu bé sinh ra từ Bản Qua không chỉ giới hạn ở bản làng biên giới. Mặt đất và bầu trời đã rộng mở, muôn dặm non sông từ bắc vào nam, từ miền ngược đến miền xuôi, từ đầu non đến cuối bề,... đã ùa vào tâm hồn mộc mạc, thiết tha, phóng khoáng của Lò Ngân Sủn. Nhưng vùng đất Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, miền biên cương phía bắc của Tổ quốc vẫn là mảnh đất mẹ nuôi dưỡng, bồi đắp nên chất hào sảng, trầm hùng và mãnh liệt của thơ ông, mà Chiếu biên giới là một ví dụ tiêu biểu:
Chiều biên giới em ơi
Có nơi nào cao hơn
Như đầu sông đầu suối
Như đầu mây đầu gió
Như quê ta ngọn núi
Như đất trời biên cương.
(Chiều biên giới)
Dù có đi khắp mọi nẻo đường, những sườn non, dốc núi, những miến thác đồ réo sôi, vắt vẻo như dây leo của quê hương vẫn là con đường quyến rũ nhất
Trang 102
với người con của núi. Dường như đó cũng chính là con đường thơ ca của Lò Ngân Sủn:
Ta đi trên chín khúc Bản Xẻo
con đường là cái hạt ta gieo
con đường là cái rễ lan toả
dệt nên hoa trái, tiếng chim ca.
(Đi trên chín khúc Bản Xèo)
Núi rừng xứ sở muốn cất tiếng bằng thơ và nhà thơ Lò Ngân Sủn đã phần nào đáp ứng được mong mỏi ấy, bằng tình yêu thương thuần khiết của mình.
Không có tình yêu tha thiết với núi rừng, với quê hương, với “chồi non cỏ biếc”, với “đầu sông đầu suối", với những "bậc thang mây",... chắc hẳn không thể có nhà thơ Lò Ngân Sủn với những câu thơ “vạm vỡ” mà âm vang như “con suối thác đổ, khiến trái tim của bao độc giả phải bồi hồi.
(Theo Minh Khoa, báo điện tử Giáo dục Việt Nam, tháng 12/2020)
2. Trả lời câu hỏi
a. Vì sao nhà thơ Lò Ngân Sùn được tác giả bài viết gọi là 'người con của núi"?
b. Xác định câu văn nêu vấn đề chính được bàn luận trong bài.
c. Những đoạn thơ được dẫn đóng vai trò gì trong bài viết?
d. Câu cuối cùng của bài viết có mối quan hệ như thế nào với câu nêu vẫn đề ở phần mở đầu? ài viết có mối quan hệ như thế nào với c
PHIÊU LƯU CÙNG TRANG SÁCH
1. Cùng xem một bộ phim được chuyển thể từ một cuốn sách hoặc tác phẩm văn học có nội dung liên quan đến các chủ đề đã học.
2. Thảo luận và so sánh đề thấy những điểm tương đồng, khác biệt giữa nội dung, hình thức của phim và sách (hoặc tác phẩm đã đọc).
3. Cùng thiết kế một pô-xtơ nhằm giới thiệu bộ phim đã xem hoặc vẽ lại bia cuốn sách yêu thích.