Đọc
Dựa vào đâu người ta đặt tên cho mỗi loài vật dưới đây?
(tiếng kêu, hình dáng, cách kiếm ăn)
Những cái tên đáng yêu
Buổi sáng, giun đất bỏ đến bên cây nấm. Chú nhìn những giọt sương mát lành đọng trên tán nấm và nghển cổ uống.
Buổi trưa, trời nắng chang chang. Kiến bò đến chân cây nấm, nằm luôn tại đó ngủ trưa.
Buổi chiều, hai chú bướm bay lượn quanh cây nấm. Chúng cứ ngắm nghía cây nấm vì thấy lạ.
Tối đến, ếch cốm đi dạo và nhìn thấy cây nấm. Lúc thấm mệt, ếch nhảy lên tán nấm ngồi nghỉ.
Đêm khuya, ánh trăng vàng trải rộng bãi cỏ xanh tươi. Nấm khẽ đung đưa, vẻ mặt nghĩ ngợi. Rồi nấm thấy thú vị, liền bật cười khúc khích.
(Theo Hà Nhi)
Từ ngữ
- Bí mật: điều cần giữ kín, không để người khác biết.
– Nghển cổ, vươn cao cổ lên.
1. Mỗi con vật trong câu chuyện làm gì và nói gì khi đến bên cây nấm?
2. Vì sao cây nấm lại được các con vật gọi bằng những cái tên khác nhau?
3. Cây nấm cảm thấy thế nào khi được gọi bằng nhiều tên như vậy?
4. Nói 2 – 3 câu nhận xét về hình dáng, điệu bộ và hành động của một nhân vật trong câu chuyện.
ĐỌC MỞ RỘNG
1. Đọc bài văn, bài thơ,... về hiện tượng tự nhiên (nắng, mưa, gió,...) và viết phiếu đọc sách theo mẫu.
PHIẾU ĐỌC SÁCH
- Ngày đọc: (...) - Tên bài: (...) | – Tác giả: (...) - Hiện tượng tự nhiên được nói đến trong bài: (...) |
Thông tin mới đối với em: (...) | Một số từ ngữ mới: (...) |
Mức độ yêu thích: ☆☆☆☆☆ |
2. Chia sẻ với bạn một số thông tin mới mà em biết được sau khi đọc.
Luyện tập
1. Tìm trong những từ dưới đây các từ có nghĩa giống nhau.
2. Tìm từ có nghĩa giống với mỗi từ in đậm dưới đây:
a. Trên bãi cỏ xanh mướt mọc lên một cây nấm mập mạp.
b. Chiếc bàn xinh xắn ơi, thức uống ở đây thật ngon!
c. Hai chú bướm gọi nấm là chiếc mũ kì lạ.
3. Dựa vào câu chuyện Những cái tên đáng yêu, hỏi – đáp về thời gian các con vật xuất hiện bên cây nấm.
M:
- Khi nào giun đất bỏ đến bên cây nấm?
- Buổi sáng, giun đất bỏ đến bên cây nấm.
1. Quan sát tranh, viết đoạn văn kể lại hoạt động của các bạn nhỏ trong tranh.
Kể lại hoạt động được thể hiện trong tranh
2. Trao đổi bài làm trong nhóm để sửa lỗi và bổ sung ý cần thiết.
Cùng người thân trao đổi về ý nghĩa của hoạt động mà em viết trong đoạn văn.