SGKVN

Lịch Sử 11 (Nâng Cao) - Bài 5: Châu Âu Từ Chiến Tranh Na-pô-lê-ông Đến Hội Nghị Viện | Giáo Dục Việt Nam

Bài 5: Châu Âu Từ Chiến Tranh Na-pô-lê-ông Đến Hội Nghị Viện - Lịch Sử 11 (Nâng Cao). Xem chi tiết nội dung bài Bài 5: Châu Âu Từ Chiến Tranh Na-pô-lê-ông Đến Hội Nghị Viện và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Lịch Sử 11 (Nâng Cao) | Giáo Dục Việt Nam

Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII ảnh hưởng rất lớn đến tình hình châu Âu, nhất là cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến thống trị và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

1. Chiến tranh Na-pô-lê-ông

Trong thời kì chiến tranh cách mạng bảo vệ nước cộng hoà, chống liên minh phong kiến, quân đội Pháp chiếm một số lãnh thổ ở Tây Âu và tác động đến tinh thần đấu tranh giải phóng nông dân khỏi ách phong kiến địa phương. Điều này có ý nghĩa tiến bộ, nhưng khi Na-pô-lê-ông Bô-na-pác tiến hành chiến tranh ở châu  u thì cuộc chiến tranh mang tính chất xâm lược.

Na-pô-lê-ông Bô-na-pác sinh năm 1769 ở đảo Coóc. Đảo này vốn thuộc I-ta-li-a, nhưng 3 tháng trước khi Na-pô-lê-ông ra đời thuộc về Pháp.

Cha Na-pô-lê-ông là luật sư, vốn là một quý tộc bị phá sản. Năm 15 tuổi, Na-pô-lê-ông vào học Trường quân sự Pa-ri và tốt nghiệp loại ưu.

Na-pô-lê-ông trở thành quân nhân chuyên nghiệp. Năm 1793, ông dùng lực lượng pháo binh đánh tan quân Anh chiếm đóng Tu-lông, giải phóng thành phố. Vì chiến công này, Quốc hội đã phong tướng cho viên sĩ quan tài năng 24 tuổi.

Năm 1795, Na-pô-lê-ông lại dùng trọng pháo dẹp tan bọn bảo hoàng nổi loạn ở Pa-ri. Sau đó, ông được cử chỉ huy đoàn quân Pháp tiến vào Bắc I-ta-li-a, đánh quân Áo. Na-pô-lê-ông xây dựng kế hoạch chiếm toàn bộ châu  u và phương Đông. Ông chọn I-ta-li-a làm điểm khởi đầu của kế hoạch này.

Sau khi chiếm được I-ta-li-a, Na-pô-lê-ông tiến sát đến biên giới Áo, đánh tan quân đội Áo và kí với nước này Hoà ước 1797. Theo đó, Áo công nhận vùng tả ngạn sông Ranh thuộc về Pháp. Thuỵ Sĩ, Hà Lan cũng sáp nhập vào Pháp.

Nước Anh không chịu nhượng bộ. Na-pô-lê-ông chuyển sang đánh nhau với Anh. Ông quyết định hành quân sang Ấn Độ để cướp thuộc địa giàu có này của Anh. Bước đầu, ông tiến quân đánh chiếm Ai Cập và Xi-ri, song không thành công. Tháng 10 – 1799, Na-pô-lê-ông trở về Pa-ri.

Hình 15. Na-pô-lê-ông trên ngai vàng

Sau cuộc đảo chính tháng Sương mù (11 – 1799), Na-pô-lê-ông nắm chính quyền ở Pháp, đến năm 1804 lên ngôi Hoàng đế, thiết lập nền Đế chế thứ nhất (1804 - 1815).

Lên cầm quyền, Na-pô-lê-ông tìm cách tập trung quyền lực vào chính quyền trung ương, cải tổ nền hành chính và tư pháp, mở mang trường học, khuyến khích phát triển công nghệ, thống nhất đơn vị đo lường và chế độ thuế... Chính quyền Na-pô-lê-ông củng cố các thành quả cơ bản của Cách mạng tư sản Pháp, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Sau khi trở thành Hoàng đế, Na-pô-lê-ông ra sức thực hiện tham vọng bá chủ của mình, đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược mới ở châu Âu mà đối thủ chính trước mắt là Anh, Áo, Nga.

Mùa thu năm 1805, Na-pô-lê-ông tập trung 2 300 tàu chiến để tiến hành cuộc đổ bộ lên nước Anh, nhưng bị hải quân Anh, do Đô đốc Nen-xơn chỉ huy, đánh bại trong cuộc thuỷ chiến lớn ở mũi Tơ-ra-phan-ga (gần Tây Ban Nha). Năm 1806, Na-pô-lê-ông đánh bại quân Áo, rồi quân Phổ và tiến vào Béc-lin. Năm 1807, sau một vài trận chiến đẫm máu với quân Nga, Na-pô-lê-ông kí Hiệp ước Tin-dít với Nga và Phổ.

Tháng 6 – 1812, không tuyên chiến, Na-pô-lê-ông đích thân chỉ huy 64 vạn quân, gồm binh lính nhiều dân tộc ở châu  u, tiến đánh nước Nga.

Trái với dự tính của Na-pô-lê-ông, quân Nga do Cu-tu-dốp chỉ huy, không nghênh chiến, sử dụng chiến thuật dụ địch vào sâu lãnh thổ Nga. Ngày 7 – 9 – 1812, trận Bô-rô-đi-nô(') diễn ra rất ác liệt giữa khoảng 13 vạn quân Nga với 13,5 vạn quân Na-pô-lê-ông : hơn 4 vạn quân Nga hi sinh, gần 6 vạn quân Pháp tử trận.

(1) Tên một làng, cách Mát-xcơ-va khoảng 120 km.

Để bảo toàn lực lượng chiến đấu lâu dài, Cu-tu-dốp quyết định rút khỏi Mát-xcơ-va. Quân Pháp vào chiếm đóng thành phố đang cháy lớn, không có người ở, không có lương thực. Na-pô-lê-ông dự định đánh chiếm vùng giàu có phía nam, nhưng đến đâu cũng gặp quân Nga và sức kháng cự mãnh liệt của nhân dân Nga.

Cuối cùng, không thể tiếp tục chiếm đóng nước Nga, quân Na-pô-lê-ông phải rút về nước. Sau 12 ngày đêm vất vả, Na-pô-lê-ông mới về đến Pa-ri.

Thất bại của Na-pô-lê-ông ở Nga có ảnh hưởng quyết định đến số phận của Đế chế Pháp và Na-pô-lê-ông. Quân đội Na-pô-lê-ông lần lượt bị thất bại trên các chiến trường ở châu  u. Ngày 18 – 6 – 1815, trong trận đánh lớn cuối cùng ở Oa-téc-lô, gần Brúc-xen (Bỉ), quân đội Na-pô-lê-ông bị tiêu diệt. Na-pô-lê-ông bị bắt làm tù binh và bị đày ra đảo Xanh Ê-len, rồi chết ở đây (năm 1821).

Nguyên nhân thất bại của quân đội Na-pô-lê-ông là gì ?

2. Hội nghị Viên và tình hình châu Âu

Sau khi đánh bại nước Pháp và bắt Na-pô-lê-ông đi đày, các nguyên thủ quốc gia và bộ trưởng nhiều nước châu Âu họp ở Viên (1814 1815), thảo luận những điều kiện kí Hiệp ước hoà bình và vẽ lại bản đồ châu Âu theo hướng có lợi cho họ. Mọi việc tại Hội nghị Viên đều do “Uỷ ban 4 nước”, gồm đại biểu các nước thắng trận : Anh, Nga, Áo, Phổ quyết định.

Theo quyết định của Hội nghị Viên, nước Pháp trở về biên giới cũ trước chiến tranh cách mạng. Pháp phải trả 700 triệu phrăng tiền bồi thường chiến phí và giao cho quân Đồng minh toàn bộ hạm đội của mình. Lu-i XVIII được công nhận là vua nước Pháp. Các nước thắng trận chia nhau đất đai chiếm được.

Sau Hội nghị Viên, triều đại Buốc-bông, từng bị lật đổ trong Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII, được phục hồi.

Nhằm chống lại các lực lượng cách mạng, năm 1815, theo đề nghị của Nga hoàng A-lếch-xan-đrơ I, vua các nước châu Âu thành lập Liên minh Thần thánh.

Trên danh nghĩa tôn giáo, Liên minh Thần thánh quy định các vua phải giúp đỡ nhau và dùng “lực lượng chung” để đàn áp cách mạng nếu nổ ra ở bất cứ nơi nào. Lúc đầu mới có ba nước Nga, Áo, Phổ kí vào văn kiện. Lần lượt, hầu hết các nước châu Âu xin gia nhập Liên minh. Anh không phải là thành viên của Liên minh, song tích cực ủng hộ việc đàn áp cách mạng.

Về thực chất, Liên minh Thần thánh là liên minh phản động của các vua chúa phong kiến châu  u chống lại xu hướng cách mạng tư sản.

Hình 16. Bộ trưởng Ngoại giao Áo Mét-téc-ních (đứng giữa, cầm cân) trong Hội nghị Viên 1815 (tranh châm biếm đương thời)

Dù bị Liên minh Thần thánh tìm cách đàn áp, phong trào cách mạng vẫn diễn ra ở nhiều nước châu  u, mạnh nhất là ở Tây Ban Nha.

Năm 1820, một số trung đoàn Tây Ban Nha, bị điều sang đàn áp cuộc khởi nghĩa của các thuộc địa ở Nam Mĩ, đã nổi dậy đấu tranh. Những người khởi nghĩa đòi bỏ những luật lệ hà khắc, đánh thuế vào quý tộc và tăng lữ, đóng cửa tu viện, tịch thu ruộng đất của quý tộc và khôi phục Hiến pháp 1812.

Cuộc khởi nghĩa lan nhanh ra nhiều địa phương trong nước, kể cả Thủ đô Ma-đrít. Vua Tây Ban Nha phải nhượng bộ : triệu tập Nghị viện, phục hồi Hiến pháp, giảm nhẹ hình phạt, tiến hành các cuộc cải cách tư sản. Năm 1823, Liên minh Thần thánh gửi 10 vạn quân Pháp, kết hợp với đội quân phản cách mạng của Giáo hội, đàn áp dã man cuộc khởi nghĩa và khôi phục quyền chuyên chế của nhà vua.

Cách mạng ở Tây Ban Nha thất bại, không chỉ vì sự can thiệp vũ trang của Liên minh Thần thánh mà còn vì những người cách mạng không dựa vào nhân dân, chỉ lo đấu tranh quân sự.

Vào những năm 20 của thế kỉ XIX, phong trào cách mạng tư sản còn nổ ra ở nhiều nơi khác, trong đó có I-ta-li-a, nhưng đều thất bại.

Quan sát hình 16 và nêu ý đồ của Liên minh Thần thánh.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Tình hình châu Âu từ sau Hội nghị Viên có những diễn biến quan trọng nào ?

2. Tại sao các nước châu Âu liên minh chống lại Na-pô-lê-ông ?

PHẦN ĐỌC THÊM

Mét-téc-ních Uyn-nơ-bua (1773 – 1859), nhà hoạt động chính trị và ngoại giao Áo. Bảo vệ chế độ quân chủ, chống Cách mạng tư sản Pháp 1789 và Đế chế Na-pô-lê-ông I. Năm 1806, làm Đại sứ Áo ở Pa-ri (Pháp) ; năm 1809, Bộ trưởng Ngoại giao(1). Thành lập Liên minh các nước châu  u chống Na-pô-lê-ông, nhằm phục hồi triều đại Buốc-bông ở Pháp. Đóng vai trò quan trọng trong Hội nghị Viên (1815), đề ra chủ trương “cân bằng châu Âu” để hạn chế thế lực các nước lớn, thành lập Đồng minh Thần thánh (Liên minh Thần thánh) dưới ảnh hưởng của Áo. Cuộc Cách mạng 1848 ở Viên đã kết thúc vai trò chính trị của Mét-téc-ních Uyn-nơ-bua. Nguyên tắc ngoại giao của Mét-téc-ních Uyn-nơ-bua : 1) Không được làm cuộc thương lượng tan vỡ, nhất là trong trường hợp để cứu vãn hay lập lại hoà bình. 2) Phải chuẩn bị kĩ lưỡng tới mức tối đa mọi văn kiện ngoại giao, mọi cuộc họp bộ trưởng, lãnh đạo nhà nước, mọi việc thảo hiệp ước. 3) Không cam kết khi chưa chín muồi, giành lấy cho mình sự tự do hành động càng lâu càng hay. 4) Về mặt chính trị, không có việc gì nhỏ, mọi việc đều nằm trong hệ thống ; một cường quốc phải có mặt ở khắp nơi. 5) Cần nắm đến chi tiết nhỏ hoạt động của đồng minh và kẻ thù, nguyên nhân che đậy hoạt động đó. Những nguyên tắc này đã được Kít-xin-giơ (H. A. Kissinger) vận dụng một cách nghiêm ngặt trong các cuộc hội nghị và thương lượng quốc tế, trong đó có cuộc Hội nghị Pa-ri về Việt Nam. Mét-téc-ních Uyn-nơ-bua đã giành được nhiều nhượng bộ của những người đối thoại, đem lại nhiều thành quả cho các thế lực thống trị của Áo và châu  u trong gần 40 năm kể từ Hội nghị Viên (1815).

(Theo : Từ điển Bách khoa Việt Nam, Tập 2,
NXB Từ điển bách khoa, H., 2002, tr. 903)

(1) Năm 1821, kiêm Thủ tướng Áo.

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Lịch Sử 11 (Nâng Cao)

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Công Nghệ 11

Công nghệ 11 - NXB Giáo Dục

Địa Lý 11

Địa lý 11 - NXB Giáo dục

Địa Lý 11 Nâng Cao

Địa lý 11 Nâng cao - NXB Giáo dục

Lịch Sử 11

Lịch sử 11 - NXB Giáo Dục

Sinh Học 11

Sinh học 11 - NXB Giáo dục

Giải bài tập Toán 11 Tập 1

Giải bài tập Toán lớp 11 - Tập 1

Giải bài tập Vật lý 11

Giải bài tập Vật lý 11

Giải bài tập Sinh học 11

Giải bài tập Sinh học 11

Giải bài tập Hóa học 11

Giải bài tập Hóa học 11

Gợi ý cho bạn

mi-thuat-9-ban-1-973

Mĩ Thuật 9 (Bản 1)

Sách Lớp 9 Chân Trời Sáng Tạo

tieng-anh-2-1024

Tiếng Anh 2

Sách Lớp 2 Kết Nối Tri Thức

hoat-dong-trai-nghiem-huong-nghiep-6-109

Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp 6

Sách Chân Trời Sáng Tạo Lớp 6

ngu-van-7-tap-1-864

Ngữ Văn 7 - Tập 1

Sách Lớp 7 Cánh Diều

ngu-van-12-tap-hai-594

Ngữ Văn 12 - Tập Hai

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

ok365 ** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.