SGKVN

Ngữ Văn 8 - Tập 2 - VIẾT | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

VIẾT - Ngữ Văn 8 - Tập 2. Xem chi tiết nội dung bài VIẾT và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Ngữ Văn 8 - Tập 2 | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

(Trang 102)

A. Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên

Trong đời sống, không ít lần ta gặp các hiện tượng tự nhiên đặc biệt, có khi kì thú, có khi đáng lo ngại. Đối diện với chúng, trong ta nảy sinh nhu cầu giải thích nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết, khám phá, chinh phục. Viết bài văn thuyết minh thể hiện nội dung này thực sự là một trải nghiệm thú vị, tạo cho em cơ hội chia sẻ với mọi người những hiểu biết bổ ích có được qua khảo sát, nghiên cứu riêng hoặc qua tiếp nhận những thông tin đáng tin cậy từ các tài liệu khoa học.

Yêu cầu:

  • Nêu được hiện tượng tự nhiên cần giải thích.
  • Nêu được các biểu hiện cơ bản của hiện tượng tự nhiên cần giải thích.
  • Trình bày được căn cứ xác đáng để giải thích hiện tượng tự nhiên đã chọn.
  • Nói rõ ảnh hưởng, tác động của hiện tượng tự nhiên đó đối với cuộc sống con người.

Phân tích bài viết tham khảo

Ghềnh Đá Đĩa

Từ thành phố Tuy Hoà, Phú Yên, xuôi theo quốc lộ 1A về hướng bắc khoảng 30 km, sau đó đến thị trấn Chi Thanh (huyện Tuy An) rẽ phải về hướng đông khoảng 12 km, du khách sẽ đến ghềnh Đá Đĩa (hay còn gọi là gành Đá Đĩa).

Với chiều rộng hơn 50 m và dài khoảng 200 m, nhìn từ xa, ghềnh Đá Đĩa như một tổ ong khổng lồ, ánh lên màu đen huyền bí nổi bật giữa một vùng trời biển trong xanh. Càng tiến lại gần, du khách sẽ càng ngỡ ngàng khi trước mắt hiện ra hàng chục nghìn cột đá có hình lục giác, hình vuông hoặc hình tròn, lớp nọ xếp nối lên lớp kia, liền khít nhau như có sự sắp đặt của bàn tay con người. Có những chỗ đá xếp cao và thẳng, có chỗ lại xếp trải dài hoặc nghiêng, trông như chồng bát đĩa. Theo dòng chảy thời gian cùng những đợt sóng dồn từ biển, các cột đá ở đây không hể tách rời hay đứt gãy mà cứ bám vào nhau, lớp nọ nối tiếp lớp kia vươn mình ra biển lớn.

Giới thiệu hiện tượng tự nhiên (địa điểm hay toạ độ không gian).
Miêu tả các biểu hiện nổi bật của hiện tượng tự nhiên.

Theo các nhà khoa học, đá ở ghềnh Đá Đĩa là loại đá badan hình thành trong quá trình hoạt động của núi lửa ở vùng cao nguyên Vân Hoà (Phú Yên) cách đây gần 200 triệu năm và cách vị trí ghềnh Đá Đĩa ngày nay khoảng 30 km theo đường chim bay. Nham thạch phun ra từ miệng núi lửa, gặp nước lạnh đông cứng lại và

Giải thích điểm đặc biệt của hiện tượng tự nhiên bằng lập luận khoa học.

(Trang 103)

rạn nứt đa chiều một cách tự nhiên. Phần lớn đá nứt theo mạch dọc, tạo thành những cột thẳng đứng hoặc xiên, cũng có những đường xiết ngang cắt cột đá thành những hình dạng khác nhau. Trên thế giới, ngoài Phú Yên chỉ có một vài nới khác có hiện tượng này như là các ghềnh đá Giai-ân Cao-xơ-uây (Gian's Causeway) ở Ai-rơ-len (Ireland), Gio-xan-gi-o-li (Jusangjeolli) ở Hàn Quốc, Phin-gồ (Fingal) ở Xcốt-len (Scotland),...

Năm 1998, ghềnh Đá Đĩa đã được Nhà nước cấp chúng nhận danh thẳng cấp quốc gia và được tỉnh Phú Yên đưa vào khai thác du lịch. Với vẻ đẹp hoang sơ và tạo hình ấn tượng, ghềnh Đá Đĩa ngày càng được nhiều du khách biết đến, trở thành điểm tham quan không thể bỏ qua của du khách khi đến với mảnh đất Phú Yên.

Nêu thái độ, hành động của con người trước hiện tượng tự nhiên.

(Theo Phạm Phương, Vietnamtourism - Tạp chí điện tử của Tổng cục Du lịch thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, ngày 15/7/2016)

Thực hành viết theo các bước

1 TRƯỚC KHI VIẾT

Mục đích viết

Giúp người đọc có được hiểu biết khoa học về một hiện tượng tự nhiên.

Người đọc

Những người quan tâm, muốn hiểu biết thấu đáo về hiện tượng tự nhiên được nói đến.

a. Lựa chọn đề tài

Có vô số hiện tượng tự nhiên cần được giải thích và tài liệu viết về chúng cũng rất nhiều. Đây là điều kiện thuận lợi để em có thể chọn được để tài viết thích hợp. Ngoài việc tự mình quan sát, ghi nhận, suy nghĩ, phóng sự trên các phương tiện truyền thông; đọc một số tài liệu về khoa học tự nhiên, về môi trường để có được sự chuẩn bị tốt nhất cho việc viết bài. Những văn bản đọc trong bài cùng bài viết tham khảo cũng có thể đưa đến cho em nhiều gợi ý bổ ích. Sau đây là một số đề tài có thể chọn để triển khai:

- Hiện tượng thiên văn thường gặp: nhật thực, nguyệt thực, siêu trăng, mưa sao băng,...

- Hiện tượng địa chất, thuỷ văn xảy ra theo chu kì hay đột biến: thuỷ triều, núi lửa phun trào, động đất, sóng thần,...

- Hiện tượng cảnh quan có kết cấu đặc biệt (có khi tạo thành thắng cảnh) ở một số vùng địa lí: Vịnh Hạ Long, quần thể hang động Phong Nha - Kẻ Bàng, cao nguyên đá Đồng Văn,...

- Hiện tượng biến đổi khí hậu và các hệ luỵ của nó: Trái Đất nóng lên; băng tan ở các địa cực; bão, lũ thất thường; sa mạc hoá;...

- Hiện tượng biến động trong cuộc sống của muôn loài: chim di cư không về địa điểm quen thuộc, sự sinh sôi bất thường của một số loài côn trùng gây hại, sự "biến mất" của một thảm thực vật,...

(Trang 104)

b. Tìm ý

Ý cần có cho bài viết có thể được chia làm 3 loại, được xác định bằng cách trả lời một số câu hỏi phù hợp:

- Nêu những biểu hiện của hiện tượng tự nhiên: Hiện tượng tự nhiên này là gì, có đặc điểm nào nổi bật? Nó xuất hiện ở đâu hay xảy ra khi nào? Nó có gì khác thường so với những ghi nhận từng có trước đây?

- Giải thích về hiện tượng tự nhiên: Nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Các chuyên gia đã giải thích như thế nào? Có điều gì cần bổ sung cho những giải thích đã có? Hoạt động nào của con người góp phần làm nảy sinh hiện tượng này?

- Cung cấp thông tin về thái độ, hành động của con người trước hiện tượng tự nhiên: Hiện tượng tự nhiên đó gây ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực như thế nào đến đời sống của con người? Con người đã bày tỏ thái độ và thực hiện những hành động gì trước hiện tượng đó?

c. Lập dàn ý

Dàn ý

- Mở bài: Nêu hiện tượng tự nhiên và đưa ra cái nhìn bao quát về hiện tượng này.

- Thân bài:

+ Miêu tả hay thuật lại các biểu hiện điển hình của hiện tượng tự nhiên.

+ Nêu lần lượt các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tự nhiên, kết hợp trích dẫn ý kiến của các chuyên gia và bổ sung trên cơ sở một số tài liệu được cập nhật.

+ Xác định mối liên hệ giữa hiện tượng tự nhiên với đời sống của con người; nêu, đánh giá khái quát về thái độ và những việc con người đã làm trước hiện tượng tự nhiên đó.

- Kết bài: Nêu ấn tượng hay đánh giá chung của bản thân về hiện tượng tự nhiên được đề cập.

2 VIẾT BÀI

- Triển khai mỗi ý đã dự kiến thành một đoạn văn có chủ đề riêng nằm trong chủ đề chung của văn bản.

- Tránh lạm dụng các hình thức biểu cảm (miêu tả chủ quan, rườm rà; dùng nhiều câu cảm;...).

- Phần giải thích phải thật sự tường minh, có lí lẽ và căn cứ xác đáng, khoa học. Các trích dẫn (nếu có) phải đảm bảo tính chính xác, trung thực (ghi chú nguồn đầy đủ).

- Có thể cài đặt các hình ảnh, sơ đồ, bản đồ,... phù hợp để làm tăng tính trực quan, sinh động, hấp dẫn cho văn bản.

(Trang 105)

3 CHỈNH SỬA BÀI VIẾT

Đối chiếu bài viết với yêu cầu của kiểu bài và dàn ý đã lập để tiến hành chỉnh sửa.

Nội dung rà soát Hướng chỉnh sửa
Bố cục chung của bài viết Bổ sung ý cho các phần còn viết sơ lược, chưa đủ điều kiện tồn tại như một phần không thể thiếu trong bố cục.
Mạch triển khai bài viết Thực hiện các điều chỉnh nhằm đảm bảo lô-gíc: Tên hiện tượng tự nhiên → Biểu hiện của hiện tượng tự nhiên - Giải thích hiện tượng tự nhiên → Tác động của hiện tượng tự nhiên đối với đời sống con người.
Mạch lạc, liên kết trong toàn bài viết và ở từng đoạn văn Lược những câu chữ lạc khỏi mạch viết; diễn đạt rõ các câu chủ đề; sửa những phương tiện liên kết dùng chưa thoả đáng; thêm những phương tiện liên kết cần thiết, phù hợp.
Phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng Điều chỉnh để đảm bảo đặt đúng vị trí; ghi đầy đủ tên và xuất xứ các phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng.
Diễn đạt, trình bày hình thức văn bản Sửa các lỗi chính tả; thay thế những từ ngữ dùng sai; chỉnh lại các câu chưa đúng ngữ pháp; căn lề ngay ngắn; ghi nhan đề văn bản rõ ràng, nổi bật;...

B. Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống

Với tư cách là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng, chúng ta cần biết bộc lộ thẳng thắn, rõ ràng quan điểm của mình trước nhiều vấn đề của đời sống, với mong muốn những điều bất cập hoặc tiêu cực sớm được khắc phục. Từ chỗ đứng hay vị thế hiện tại, em có thể nêu những kiến nghị phù hợp lên các cá nhân, đơn vị, tổ chức có thẩm quyền về một vấn đề thực sự liên quan đến cuộc sống của em và của những người xung quanh. Nhìn từ góc độ này, việc tập viết văn bản kiến nghị sao cho đúng quy cách là điều phải được quan tâm thường xuyên.

Yêu cầu:

  • Nêu thông tin cô đọng, xác thực về người viết văn bản kiến nghị (cá nhân hay tập thể).
  • Nêu khái quát về bối cảnh viết kiến nghị (thời điểm viết, nhu cầu viết,...).
  • Trình bày rõ ràng về vấn đề được kiến nghị (sự việc, hiện tượng cần quan tâm, khắc phục; tác động tiêu cực của sự việc, hiện tượng; ý nghĩa của việc xử lí, giải quyết sự việc, hiện tượng;...).
  • Gợi ý, đề xuất các giải pháp cần thực hiện để khắc phục tác động không tích cực của sự việc, hiện tượng.
  • Bày tỏ mong muốn vấn đề kiến nghị được cấp có thẩm quyền quan tâm, xử lí.

(Trang 106)

Phân tích bài viết tham khảo

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Th. Ch., ngày 15 tháng 9 năm 2022

KIẾN NGHỊ

Về việc lắp đặt bể bơi di động thông minh trong nhà trường

Kính gửi: Thầy hiệu trưởng Trường THCS Th. P.

Chúng em là học sinh lớp 7A do cô giáo Hoàng Thu Th làm chủ nhiệm.

Gần đây, qua nhiều phương tiện thông tin, chúng em được biết hiện tượng học sinh bị đuối nước xảy ra rất phổ biến, khiến nhiều người, trong đó có chúng em, hết sức đau buồn và lo ngại. Hiện tượng này đã được nhìn nhận là một vấn đề xã hội cần được quan tâm giải quyết.

Thông tin về người viết kiến nghị.
Khái quát về bối cảnh viết kiến nghị.
Trình bày cô đọng về các vấn đề liên quan đến nội dung kiến nghị.

Hiện tại, trường của chúng ta chưa có bể bơi để phục vụ cho việc học ngoại khoá về môn bơi lội, trong khi nhu cầu học bơi tăng cao theo đòi hỏi của việc rèn luyện thể chất và trang bị các kĩ năng sinh tồn, cụ thể ở đây là kĩ năng bơi lội nhằm phòng chống đuối nước. Nhiều bạn trong lớp phải đi học bơi ở các cơ sở bên ngoài. Việc này không phải không gặp một số bất tiện, nhất là đối với những bạn có hoàn cảnh khó khăn.

Vì sự cấp thiết của việc dạy bơi, học bơi, chúng em kiến nghị: nhà trường cần khẩn trương nghiên cứu kế hoạch lắp đặt loại bể bơi di động thông minh – một loại bể bơi mà theo tìm hiểu của chúng em, đã được lắp đặt thành công và sử dụng có hiệu quả ở một số cơ sở giáo dục.

Rất mong nhà trường chấp thuận kiến nghị của chúng em.

Bày tỏ mong muốn kiến nghị được xem xét, giải quyết.

Thay mặt tập thể lớp 7A

Lớp trưởng

(Kí tên)

M.Q.

Thực hành viết theo các bước

1 TRƯỚC KHI VIẾT

a. Lựa chọn vấn đề

Khi viết văn bản kiến nghị, nên chọn vấn đề liên quan đến đời sống học đường – loại vấn đề em am hiểu hơn cả và với nó, em có thể nêu được những ý kiến thực sự có ý nghĩa. Ví dụ:

Mục đích viết

Tác động vào các cấp có thẩm quyền, yêu cầu giải quyết vấn đề đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống chung.

Người đọc

Các đối tượng được gửi bản kiến nghị và những ai quan tâm đến vấn để được kiến nghị.

(Trang 107)

- Vấn đề chấn chỉnh hoạt động của thư viện trường nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đọc sách, tìm hiểu, nghiên cứu của học sinh.

- Vấn đề xây dựng "góc sáng tạo” trong lớp – nơi học sinh có thể triển lãm những sản phẩm học tập có chất lượng của mình.

- Vấn đề tổ chức hoạt động trải nghiệm sao cho hiệu quả.

- Vấn đề ngăn chặn các sự cố về an ninh xảy ra trong trường học.

- Vấn đề nâng cấp nhà vệ sinh để đảm bảo các yêu cầu về y tế, môi trường.

- Vấn đề thiết lập trật tự giao thông ở không gian trước cổng trường học.

Tất nhiên, em có thể chọn viết kiến nghị về những vấn đề xã hội rộng lớn, hệ trọng, nhưng luôn phải tự nhắc nhở: Em đã nắm bắt được vấn đề ở mức độ nào? Kiến nghị của em đã thoát khỏi cái nhìn cảm tính và đã thực sự phù hợp chưa? Đâu là địa chỉ mà kiến nghị cần gửi tới?

b. Tìm ý

Ý cần có cho bài viết có thể được hình thành trên cơ sở trả lời một số câu hỏi chính thuộc 3 nhóm như sau:

- Bối cảnh viết kiến nghị. Em viết kiến nghị trong hoàn cảnh cụ thể nào? Điều gì đã thúc đẩy em viết?

- Vấn đề được kiến nghị: Thực chất của vấn đề kiến nghị là gì? Vấn đề này có những biểu hiện cụ thể như thế nào? Đâu là những điều cần khắc phục? Vì sao cản quan tâm giải quyết vấn đề được nêu lên?

- Giải pháp giải quyết vấn đề: Các cấp có thẩm quyền cần phải làm gì? Việc nào nên làm ngay, việc nào có thể được thực hiện theo kế hoạch dài hạn? Cá nhân người kiến nghị và từng thành viên của cộng đồng có thể góp phần giải quyết vấn đề như thế nào?

c. Lập dàn ý

Dàn ý

- Phần mở đầu: Nói rõ tư cách người kiến nghị (cá nhân hay tập thể), góc độ kiến nghị (người chịu tác động trực tiếp của vấn đề kiến nghị hay chỉ là người quan sát khách quan); nêu vấn đề kiến nghị.

- Phần nội dung.

+ Trình bày các biểu hiện cụ thể của vấn đề kiến nghị.

+ Nêu tác động của vấn đề kiến nghị lên đời sống của từng cá nhân hay tập thể, cộng đồng.

+ Gợi ý một số giải pháp cụ thể nhằm giải quyết vấn đề được nêu lên (nếu có).

+ Triển khai các kiến nghị theo tầng bậc hợp lí (Ví dụ: đối với các cấp lãnh đạo và các tổ chức; đối với từng cá nhân trong cộng đồng;...).

- Phần kết thúc: Bày tỏ mong muốn những kiến nghị đã nêu sẽ được thực hiện.

(Trang 108)

2 VIẾT BÀI

– Nếu nội dung kiến nghị là những vấn đề cụ thể của đời sống, liên quan đến những cá nhân, tổ chức mà người viết có giao tiếp gần gũi, thường xuyên, văn bản kiến nghị có thể được viết theo hình thức của một lá đơn (như bài viết tham khảo). Với hình thức này, phần đầu văn bản cần có quốc hiệu, tiêu ngữ và để rõ địa điểm, ngày, tháng, năm viết kiến nghị. Tiếp đó, phải để rõ đối tượng nhận kiến nghị. Trước phần nội dung kiến nghị, người viết cần ghi cụ thể danh tính, cương vị của người làm đơn. Cuối văn bản là câu bày tỏ mong muốn kiến nghị được quan tâm, giải quyết; sau đó người viết kí tên (với tư cách cá nhân hay tư cách đại diện).

- Nếu vấn đề kiến nghị có tầm bao quát hơn, gắn với việc đánh thức dư luận hoặc định hướng dư luận, văn bản kiến nghị có thể được triển khai theo hình thức của một văn bản nghị luận, không nhất thiết phải để quốc hiệu, tiêu ngữ và ghi danh tính cụ thể của người kiến nghị.

- Các kiến nghị có thể được viết theo kiểu gạch đầu dòng, câu văn đảm bảo tính khách quan, tên các đối tượng mà kiến nghị hướng tới phải được ghi chính xác.

- Kèm theo bản kiến nghị, người viết có thể đính bộ hồ sơ cung cấp đầy đủ thông tin về vấn đề kiến nghị.

3 CHỈNH SỬA BÀI VIẾT

Đối chiếu bài viết với yêu cầu của kiểu bài và dàn ý đã lập để tiến hành chỉnh sửa.

Nội dung rà soát Hướng chỉnh sửa
Bố cục chung của bài viết Xác định đúng các phần trọng tâm để bổ sung ý đầy đủ: biểu hiện cụ thể của vấn đề kiến nghị; tác động của vấn để kiến nghị; giải pháp được đề xuất.
Mạch triển khai bài viết  Làm rõ mối quan hệ lô-gíc giữa các phần của văn bản: Vấn đề kiến nghị → Các biểu hiện cụ thể của vấn đề kiến nghị và tác động của chúng → Sự cần thiết của việc giải quyết vấn đề kiến nghị → Các giải pháp cần thực hiện - Niềm mong mỏi vấn đề kiến nghị sẽ được quan tâm giải quyết. 
Mạch lạc, liên kết trong toàn bài viết và ở từng đoạn Xây dựng câu chủ để cho từng đoạn văn; chỉnh sửa, thay thế các phương tiện liên kết dùng chưa phù hợp; bổ sung phương tiện liên kết cần thiết.
 Phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng  Lược bỏ hay bổ sung một số phương tiện phi ngôn ngữ nhằm đảm bảo sự tập trung, nhất quán của văn bản.
Diễn đạt, hình thức trình bày văn bản Sửa các lỗi chính tả; lược bỏ hay thay thế những từ ngữ dùng sai; chỉnh lại các câu chưa đúng ngữ pháp;...

 

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Ngữ Văn 8 - Tập 2

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 8 - Tập 1

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 8 - Tập 2

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Anh 8 - Tập 1

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Anh 8 - Tập 2

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Toán 8 - Tập 1

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Toán 8 - Tập 2

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lí 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Sinh Học 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Công Nghệ 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Vật Lí 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Hóa Học 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Gợi ý cho bạn

tin-hoc-8-quyen-3-830

Tin Học 8 (Quyển 3)

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

tieng-viet-4-tap-1-1570

Tiếng Việt 4 - Tập 1

NXB Kết nối tri thức với cuộc sống - Tiếng Việt 4 (Tập 1)

lich-su-va-dia-ly-6-111

Lịch Sử Và Địa Lý 6

Sách Chân Trời Sáng Tạo Lớp 6

dao-duc-4-1565

Đạo Đức 4

NXB Kết nối tri thức với cuộc sống - Đạo đức 4

vo-bai-tap-tieng-viet-2-tap-mot-1033

Vở bài tập TIẾNG VIỆT 2 - Tập Một

Sách Lớp 2 Kết Nối Tri Thức

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

ok365 ** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.