(Trang 89)
KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ Kết quả có thể Sự kiện | KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
|
Trong trò chơi Ô cửa bí mật, người ta đặt ba phần thường gồm một chiếc ô tô và hai con dê sau ba ô cửa. Người chơi sẽ chọn ngẫu nhiên một ô cửa và nhận được phần thưởng sau ô cửa đó.
Liệu người chơi có may mắn nhận được phần thưởng là chiếc ô tô không?
1. KẾT QUẢ CÓ THỂ
HĐ1 Vuông và Tròn gieo một con xúc xắc và quan sát mặt xuất hiện của nó. Có thể xảy ra những kết quả nào?
HĐ2 Vuông và Tròn đang chơi trò oàn tù tì. Em hãy liệt kê các kết quả Vuông có thể ra trong mỗi lần oần-tu-ti.
HĐ3 Một túi có 3 quả bóng màu đỏ và 3 quả bóng màu xanh có cùng kích thước. Không nhìn vào túi, lấy ra một quả bóng, ghi lại màu của quả bóng được lấy ra. Liệt kê các kết quả có thể xảy ra trong thí nghiệm này.
(Trang 90)
Kết quả có thể trong một số trò chơi, thí nghiệm đơn giản
Trò chơi, thí nghiệm | Kết quả có thể |
Gieo xúc xắc | |
Chơi oẳn tù tì
| Vuông có thể ra:
|
Lấy một quả bóng từ túi |
Các kết quả của trò chơi, thí nghiệm có thể xảy ra gọi là kết quả có thể.
? a) Liệt kê các kết quả có thể về phần thưởng trong trò chơi Ô cửa bí mật;
b) Tìm một trò chơi, thí nghiệm khác và liệt kê các kết quả có thể của trò chơi, thí nghiệm đó.
Ví dụ 1
Quay tấm bìa như Hình 9.26 và ghi lại chữ cái trong ô mà mũi tên chỉ vào sau khi tấm bia dừng lại.
a) Em có biết chắc chắn mũi tên sẽ chỉ vào ô nào sau mỗi lần quay không?
b) Liệt kê tất cả các kết quả có thể của thí nghiệm này. Có bao nhiêu kết quả có thể?
Giải
a) Không thể chắc chắn mũi tên sẽ chỉ vào ô nào sau mỗi lần quay;
b) Các kết quả có thể của thí nghiệm này gồm A, B, C, D, E, F, G, H. Có 8 kết quả có thể.
(Trang 91)
Luyện tập 1
Chiếc nón kì diệu từng là một trò chơi truyền hình nổi tiếng ở Việt Nam. Quan sát Hình 9.27 và liệt kê tất cả các kết quả có thể khi quay chiếc nón kì diệu.
Trò chơi Chiếc nón kì diệu đã thu hút lượng người xem kỉ lục những năm 2000. Chiếc nón (H.9.27) chính là yếu tố hấp dẫn người xem nhất, bởi không ai đoán trước được người chơi sẽ quay trúng ô nào trong mỗi lượt chơi.
Tranh luận
Em có đồng ý với Vuông không?
2. SỰ KIỆN
HĐ4 Gieo đồng thời 2 con xúc xắc. Quan sát số chấm xuất hiện và cho biết sự kiện nào sau đây xảy ra:
a) Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là số chẵn;
b) Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lớn hơn 7.
HĐ5 Trong hộp có 10 tấm thẻ ghi các số 2; 2; 3; 3; 3; 5; 5; 5; 5; 5. Yêu cầu 5 bạn lần lượt rút ngẫu nhiên 1 thẻ, quan sát số ghi trên thẻ rồi trả lại thẻ vào hộp. Sau mỗi lần một bạn rút, hãy cho biết các sự kiện sau có xảy ra hay không.
a) Rút được thẻ ghi số 5;
b) Không rút được thẻ ghi số 2.
Khi thực hiện trò chơi hoặc thí nghiệm, một sự kiện có thể xảy ra hoặc không xảy ra tuỳ thuộc vào kết quả của trò chơi, thí nghiệm đó.
(Trang 92)
Ví dụ 2
Trò chơi tung đồng xu (dành cho hai người chơi)
Luật chơi: Mỗi lượt chơi, từng người chơi lần lượt tung đồng thời hai đồng xu. Nếu cả hai đồng xu ra mặt ngửa thì người đó được 1 điểm, nếu ra kết quả khác thì không được điểm.
Sau 10 lượt chơi, ai được nhiều điểm hơn là người thắng cuộc.
Tú và Quân chơi trò chơi và ghi lại số điểm của từng lượt chơi như sau:
Em hãy cho biết trong hai sự kiện: Tú thắng và Quân thắng, sự kiện nào xảy ra, sự kiện nào không xảy ra.
Giải
Từ bảng số điểm từng lượt chơi, ta thấy Tú được 6 điểm, Quân được 5 điểm. Vậy sự kiện Tú thắng xảy ra; sự kiện Quân thắng không xảy ra.
Luyện tập 2
Minh quay tấm bìa và thấy mũi tên chỉ vào ô số 3 như hình bên.
Hãy cho biết sự kiện nào sau đây xảy ra:
(1) Mũi tên chỉ vào ô ghi số 3 hoặc 5;
(2) Mũi tên chỉ vào ô ghi số 4;
(3) Mũi tên chỉ vào ô ghi số lớn hơn 5.
Thử thách nhỏ
Một hộp kín đựng 5 viên bi xanh, 3 viên bi đỏ và 2 viên bi vàng có cùng kích thước. Mỗi lượt chơi, Minh và Khoa lần lượt lấy ra một viên bi từ hộp. Quan sát và ghi lại màu của viên bi rồi trả lại viên bi vào hộp.
Màu của các viên bi trong mỗi lượt lấy được Minh và Khoa ghi lại như hình bên (X: xanh, Đi: đỏ, V: vàng).
Người thắng là người lấy được nhiều viên bi đỏ hơn sau 10 lượt chơi. Sự kiện Minh thắng có xảy ra không?
(Trang 93)
BÀI TẬP
9.25. Gieo một con xúc xắc.
a) Liệt kê các kết quả có thể để sự kiện Số chấm xuất hiện là số nguyên tổ xày ra;
b) Nếu số chấm xuất hiện là 5 thì sự kiện Số chấm xuất hiện không phải là 6 có xảy ra hay không?
9.26. Quay tấm bia như hình sau và xem mũi tên chỉ vào ô nào khi tấm bia dừng lại.
a) Liệt kê các kết quả có thể của thí nghiệm này;
b) Liệt kê các kết quả có thể để sự kiện Mũi tên không chỉ vào ô Nai xảy ra;
c) Nếu mũi tên chỉ vào ô Nai như hình vẽ thì sự kiện Mũi tên chỉ vào ô Gấu hoặc Nai có xảy ra không?
9.27. Trò chơi dành cho hai người chơi. Mỗi người chơi chọn một trong sáu số 1, 2, 3, 4, 5, 6 rồi gieo con xúc xắc năm lần liên tiếp. Mỗi lần gieo, nếu xuất hiện mặt có số chấm bằng số đã chọn thì được 10 điềm, ngược lại bị trừ 5 điểm. Ai được nhiều điểm hơn sẽ thắng.
An và Bình cùng chơi, An chọn số 3 và Bình chọn số 4. Kết quả gieo của An và Bình lần lượt là 2, 3, 6, 4, 3 và 4, 3, 4, 5, 4. Hỏi An hay Bình là người thắng?
9.28. Mai và Linh cùng chơi, mỗi người gieo một đồng xu liên tiếp 30 lần được kết quả như sau (S: sấp, N: ngửa):
Người chơi được một điểm khi có đúng ba lần liên tiếp đồng xu ra mặt ngửa. Người nào được nhiều điểm hơn là người thắng. Sự kiện Mai thắng có xảy ra hay không?
EM CÓ BIẾT?
Vào năm 1651, nhà toán học vĩ đại người Pháp B.Pascal (1623-1662) nhận được một bức thư của nhà quý tộc Pháp nhờ ông giải quyết một vấn đề rắc rối khi chia tiền thu được trong một trò chơi. Pascal trao đổi với nhà toán học Pháp là P.Fermat (1601-1665). Hai ông đã "toán học hoá" vấn đề này và nâng lên thành một bài toán tổng quát. Dựa trên các trao đổi đó, năm 1657 nhà toán học và vật lí người Hà Lan C. Huygens (1629-1695) đã viết một cuốn sách về chủ đề này. Cuốn sách được xem là cuốn sách đã khai sinh ra Lí thuyết xác suất. |