LÍ THUYẾT ÂM NHẠC
Các bậc chuyển hoá
1 Các bậc chuyển hoá và dấu hoá
Bảy bậc âm cơ bản khi được nâng cao hoặc hạ thấp về cao độ sẽ tạo ra các bậc chuyển hoá.
2 Dấu hóa
Dấu hoá là kí hiệu để chỉ sự nâng cao hoặc hạ thấp của các bậc âm cơ bản. Có ba loại dấu hoá thường dùng. |
Dấu thăng (#): nâng bậc cơ bản lên nửa cung. |
Dấu giảng (b): hạ bậc cơ bản xuống nửa cung. |
Dấu bình còn gọi là dấu hoàn (): huỷ bỏ hiệu lực của dấu thăng hoặc dấu giáng. |
Có hai hình thức sử dụng dấu hoá.
Dấu hoá bất thường: đặt ở trước nốt nhạc, có hiệu lực với những nốt cùng tên đứng sau nó trong phạm vi một ô nhịp.
Son thăng
Dấu hoá cố định (còn gọi là hoá biểu): đặt sau khoá nhạc, có hiệu lực với tất cả các nốt cùng tên trong bản nhạc (nếu không có hoá biểu mới thay thế).
Si giáng
3 Kí hiệu các bậc chuyển hoá bằng chữ cái Latin
Để kí hiệu các bậc chuyển hoá chỉ cần thêm dấu # hoặc dấu ♭ vào sau chữ cái Latin chỉ bậc âm cơ bản.
Ví dụ: Đô thăng = C#, Rê giáng = D♭,...
?
- So sánh về cao độ của các cặp nốt:
- Bản nhạc bài hát Ước mơ xanh có sử dụng dấu hoá không? Đó là dấu hoá bất thường hay dấu hoá cố định?