SGKVN

Công Nghệ 5 - Bài 2: Nhà Sáng Chế | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 2: Nhà Sáng Chế - Công Nghệ 5 . Xem chi tiết nội dung bài Bài 2: Nhà Sáng Chế và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Công Nghệ 5 | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Học xong bài này, em sẽ:

  • Nêu được vai trò của sáng chế trong đời sống và sự phát triển của công nghệ.
  • Tóm tắt được thông tin về một số nhà sáng chế nổi bật trong lịch sử loài người
  • Nêu được lịch sử sáng chế ra sản phẩm công nghệ tiêu biểu.
  • Nêu được một số đức tỉnh cần có để trở thành nhà sáng chế.

1. VAI TRÒ CỦA SÁNG CHẾ

a) Trong đời sống

Quan sát Hình 1 và cho biết các sáng chế dưới đây có vai trò như thế nào trong đời sống.

Hình 1 Một số sáng chế trong đời sống

Tìm hiểu và chia sẻ với bạn về vai trò của một sáng chế đối với đời sống 2 con người mà em biết.

b) Trong sự phát triển công nghệ

Quan sát Hình 2 và cho biết sáng chế đã làm công nghệ thay đổi và phát triển như thế nào.

Hình 2

Em hãy trao đổi với bạn về những sáng chế làm thay đổi và phát triển công nghệ mà em tìm hiểu được.

Sáng chế góp phần tạo ra sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm, thúc đẩy sự phát triển của công nghệ, giúp đời sống con người tiện nghi và văn minh hơn.

2. MỘT SỐ NHÀ SÁNG CHẾ TIÊU BIỂU TRONG LỊCH SỬ

Quan sát Hình 3, ghép tên nhà sáng chế và sáng chế của họ cho phù hợp.

Hình 3

Cùng tìm hiểu thông tin về các nhà sáng chế và lịch sử các sáng chế tiêu biểu của họ.

1. Giêm Oát (James Watt)

Giêm Oát sinh năm 1736, mất năm 1819, là một nhà sáng chế, một kĩ sư người Xcốt-len (Scotland).

Năm 1763, ông bắt đầu thì nghiệm với mô hình động cơ hơi nước dạng sơ khai.

Năm 1765, ý tưởng về động cơ hơi nước ra đời. Động cơ này tiết kiệm được nhiên liệu so với động cơ dạng sơ khai, giúp cho hiệu suất làm việc của động cơ tăng lên.

Năm 1784, Giêm Oát được cấp bằng sáng chế cho động cơ hơi nước của mình.

Động cơ hơi nước do ông sáng chế được sử dụng rộng rãi, mở ra thời đại máy hơi nước và tạo ra một cuộc cách mạng công nghiệp của thế kỉ XIX.

2. Tô-mát Ê-đi-xơn (Thomas Edison)

Tô-mát Ê-đi-xơn sinh năm 1847, mất năm 1931, là nhà phát mình, nhà sáng chế nổi tiếng người Mỹ.

Tháng 3 năm 1878, ông bắt đầu nghiên cứu về bóng đèn sợi đốt.

Sau rất nhiều lần thất bại, ông đã chế tạo thành công chiếc bóng đèn sợi đốt và nhận được bằng sáng chế vào năm 1879.

Bóng đèn điện ra đời giúp con người có thể làm việc và sinh hoạt thuận tiện hơn vào buổi tối, thắp sáng đường phố và nhà máy.

3. A-lếch-xan-đơ Gra-ham Beo (Alexander Graham Bell)

A-léch-xan-do Gra-ham Beo sinh năm 1847, mất năm 1922, là một nhà sáng chế người Xcốt-len.

Năm 1874, ông đã chế tạo được một chiếc máy có thể truyền vài tin điện báo qua một đường dây.

Năm 1875, ông nghiên cứu và cải tiến chiếc máy này để truyền tiếng nói của con người qua đường dây. Đây chính là nghiên cứu khởi đầu về điện thoại.

Năm 1876, ông được cấp bằng sáng chế cho chiếc điện thoại của mình.

Chiếc điện thoại ra đời giúp thay đổi phương thức liên lạc của con người, giúp con người có thể dễ dàng liên lạc với nhau từ những khoảng cách xa

4. Các Ben (Karl Benz)

Các Ben sinh năm 1844, mất năm 1929, là một kĩ sư cơ khí người Đức.

Những năm 1870, Các Ben đã thiết kế được động cơ chạy bằng xăng. Đây là bộ phận quan trọng cho chiếc ô tô của ông sau này. Đầu năm 1888, chiếc ô tô của Các Ben đã hoàn thiện và được cấp bằng sáng chế.

Chiếc ô tô này đã mở đầu cho thời kì chế tạo các mẫu ô tô mới, giúp cho phương thức di chuyển của con người ngày càng trở nên thuận tiện hơn.

- Lựa chọn sáng chế trong các thông tin trên để điền vào ô trống tương ứng với thời gian cấp bằng sáng chế theo mẫu dưới đây.

- Kể tóm tắt những điều em biết về người đã sáng chế ra các sáng chế đó.

Tìm hiểu và lập sơ đồ tư duy để mô tả những hiểu biết của em về một trong những sáng chế mà em biết theo gợi ý dưới đây.

Trong lịch sử, có một số nhà sáng chế tiêu biểu góp phần thay đổi xã hội loài người với các sáng chế của họ. Có thể kể đến như: Giêm Đặt với động cơ hơi nước (1784), A-lếch-xan-do Gra-ham Beo với điện thoại (1876). Tô-mát Ê-đi-xon với bóng đèn sợi đốt (1879), Các Ben với ô tô (1886),

3. ĐỨC TÍNH CẦN CÓ CỦA NHÀ SÁNG CHẾ

Lựa chọn những thẻ mô tả đức tính cần có để trở thành nhà sáng chế trong các thẻ dưới đây.

Kiên trì                                                                   Thông minh

Tò mò khoa học           Đam mê                            Sáng tạo

Chịu khó quan sát        Không ngại thất bại          Nghị lực

Chăm chỉ                      Nóng vội                           Ham học hỏi

Hãy trao đổi với bạn về những đức tính cần có để có thể trở thành nhà sáng chế.

Nhà sáng chế thường có những đức tính như: ham tìm tòi, học hỏi, tò mò khoa học, chịu khó quan sát, có sự kiên trì, nhẫn nại, không ngại khó khăn, vất vả, không sợ thất bại

Chia sẻ cùng người thân về những sáng chế mà em biết và những đức tính cần có để trở thành nhà sáng chế mà em có thể học tập

CHIẾC MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN

ENIAC (Hình 4), tên đầy đủ là "Máy tính và tích hợp số điện tử, là máy tính có thể lập trình đầu tiên được chế tạo tại Hoa Kỳ trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhà vật lí người Mỹ Gión Mau-li (John Mauchly), Kĩ sư người Mỹ Prét-po Ec-ca (Presper Eckert) và các đồng nghiệp của họ tại trường đại học Pen-si-vay-ni-a (Pensylvania) đã bắt đầu nghiên cứu dự án này từ năm 1943.

Hình 4

Năm 1946, ENIAC được hoàn thành. Nó có kích thước rất lớn và có thể thực hiện được 5.000 phép cộng trong mỗi giây. Chiếc máy tính này được xem là máy tính điện tử đầu tiên, là ông tổ của máy tính hiện đại.

(Nguồn: https://www.britannica.com/technology/ENIAC)

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Công Nghệ 5

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Tiếng Anh 5 - Tập Một

Sách Lớp 5 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Anh 5 - Tập Hai

Sách Lớp 5 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Việt 5 -Tập Một

Sách Lớp 5 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Việt 5 -Tập Hai

Sách Lớp 5 NXB Giáo Dục Việt Nam

Toán 5

Sách Lớp 5 NXB Giáo Dục Việt Nam

Đạo Đức 5

Sách Lớp 5 NXB Giáo Dục Việt Nam

Âm Nhạc 5

Sách Lớp 5 NXB Giáo Dục Việt Nam

Khoa Học 5

Sách Lớp 5 NXB Giáo Dục Việt Nam

Kĩ Thuật 5

Sách Lớp 5 NXB Giáo Dục Việt Nam

Mĩ Thuật 5

Sách Lớp 5 NXB Giáo Dục Việt Nam

Gợi ý cho bạn

mi-thuat-7-887

Mĩ Thuật 7

Sách Lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo

tieng-viet-1-tap-mot-31

TIẾNG VIỆT 1 - Tập Một

Sách Lớp 1 Kết Nối Tri Thức

vo-bai-tap-tu-nhien-va-xa-hoi-1-18

Vở bài tập TỰ NHIÊN và XÃ HỘI 1

Sách Lớp 1 Chân Trời Sáng Tạo

tap-viet-3-tap-hai-1066

Tập Viết 3 - Tập Hai

Sách Lớp 3 NXB Giáo Dục Việt Nam

vo-bai-tap-tieng-viet-1-tap-hai-33

Vở bài tập TIẾNG VIỆT 1 - Tập Hai

Sách Lớp 1 Kết Nối Tri Thức

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.