- Quan sát và làm được thí nghiệm đơn giản để phát hiện ra một số tính chất của nước.
- Nêu được một số tính chất của nước (không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định; chảy từ cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía: thấm qua một số vật và hoà tan một số chất).
- Vận dụng được tính chất của nước trong một số trường hợp đơn giản. Nêu được và liên hệ thực tế ở gia đình và địa phương về ứng dụng một số tính chất của nước.
- Nêu được và liên hệ thực tế ở gia đình và địa phương về vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt.
Nước rất quen thuộc và gắn bó với đời sống con người. Em biết gì về tính chất của nước? Em hãy tưởng tượng cuộc sống sẽ như thế nào nếu không có nước?
1. Tính chất của nước
1. Chuẩn bị: Đồ dùng thuỷ tinh không màu: 1 cốc, 1 bát, 1 chai; nước sạch.
Tiến hành: Rót nước vào cốc, bắt và chai như hình 1. Hãy quan sát, ngửi, nếm; cho biết màu sắc, mùi, vị và hình dạng của nước.
Hình 1
Tứ thí nghiệm rút ra nhận xét về tính chất gì của nước?
2. Chuẩn bị: 1 tấm gỗ, 1 khay nhựa, 1 cốc nước.
Tiến hành: Đồ từ từ nước lên mặt tấm gỗ đặt nằm nghiêng trên khay như hình 2.
Quan sát và nhận xét hướng chảy của nước trên mặt tấm gỗ. Khi xuống tới khay, nước tiếp tục chảy như thế nào?
Hình 2
3. Chuẩn bị: 2 khăn mặt, 2 đĩa, 2 tờ giấy ăn khô, 1 thìa, nước.
Tiến hành: Đặt khăn mặt, đĩa và giấy ăn chồng lên nhau như hình 3. Đổ một thìa nước lên mặt trên của mỗi chồng khăn mặt, đĩa và giấy ăn. Nhấc khăn mặt, đĩa và giấy ăn ở bên trên ra.
Hình 3
Quan sát khôn mặt, đĩa, giấy ăn ở bên dưới và cho biết nước thấm qua vật nào. Vì sao em biết?
4. Chuẩn bị: 3 cốc thuỷ tinh, 3 thìa, muối ăn, cắt, đường, nước.
Tiến hành: Lấy ba cốc nước như nhau, cho vào từng cốc các chất: muối ăn, cát, đường như hình 4, rồi khuấy đều.
Hình 4
Quan sát thí nghiệm và cho biết nước hoà tan chất nào và không hoà tan chất nào.
1. Từ kết quả quan sát được ở các thí nghiệm trên, em có nhận xét gì về tính chất thấm qua vật và hoà tan chất của nước?
2. Nêu một số ví dụ trong cuộc sống chứng tỏ nước thấm qua một số vật và hoà tan một số chất.
2. Vận dụng tính chất của nước
Quan sát hình 5 và cho biết ở mỗi hình con người đã vận dụng tính chất nào của nước: Thấm qua một số vật; Chảy từ cao xuống thấp; Hoà tan một số chất; Chảy lan ra khắp mọi phía.
Hình 5
Hãy kể thêm ví dụ khác trong đời sống hàng ngày ở gia đình, địa phương em mà con người đã vận dụng tính chất của nước.
3. Vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt
1. Quan sát hình 6 và cho biết vai trò của nước đối với con người, động vật và thực vật.
Hình 6
Em có biết?
Nước chiếm phần lớn trong cơ thể người, động vật, thực vật. Sinh vật sẽ chết nếu thiếu từ đến lượng nước trong cơ thể.
Nước hoà tan nhiều chất giúp cơ thể hấp thu được các chất dinh dưỡng và thải ra các chất độc hại.
2. Quan sát hình 7 và cho biết nước được sử dụng vào các hoạt động gì và ý nghĩa của các hoạt động đó.
Hình 7
1. Hãy cho biết con người, động vật và thực vật sẽ như thế nào nếu thiếu nước hoặc không có nước.
2. Hãy kể các hoạt động khác trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt cần đến nước ở gia đình và địa phương em.
Em đã học
- Nước có tính chất không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định. Nước chảy từ cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía. Nước thấm qua một số vật và hoà tan một số chất.
- Nhờ hiểu biết tính chất của nước, con người đã vận dụng những tính chất đó vào trong đời sống và sản xuất.
- Con người, động vật và thực vật sẽ chết nếu không có nước. Nước không thể thiếu trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt của chúng ta.
Em có biết?
Ở nước ta, ngành Nông nghiệp sử dụng nhiều nước nhất, chiếm khoảng nhu cầu sử dụng trên phạm vi cả nước.
Em có thể
Giải thích được việc làm khơi thông miệng hố ga góp phần chống ngập nước.