(Trang 32)
CHIA SẺ
1. Ở lớp Hai, em đã học chủ điểm Bạn trong nhà. Hãy nhắc lại tên và nói một vài điều về những người bạn ấy.
2. Trong nahf, em có nhiều bạn khác. Hằng ngày, em vẫn trò chuyện, vui chơi, làm việc với các bạn ấy. Đó là những bạn nào?
(Trang 33)
BÀI ĐỌC 1
Con heo đất
Tôi đang mong bố mua cho tôi một con rô bốt. Nhưng bố lại mang về một con heo đất. Bố chỉ vào cái khe
trên lưng nó, bảo:
- Con cho heo ăn nhé! Con lớn rồi, nên học cách tiết kiệm.
Từ đó, mỗi lần bố mẹ cho tiền ăn quà, mua sách, có chút tiền lẻ thừa ra, tôi lại gửi heo giữ giúp. Tết đến,
có tiền mừng tuổi, tôi dành cho heo luôn. Bố mẹ bảo:
- Chừng nào bụng con heo đầy tiền, con sẽ đập con heo ra, lấy tiền mua rô bốt.
Thật ra con heo cũng dễ thương. Mũi nó mát lạnh và nó mỉm cười khi tôi cho tiền vào lưng nó. Nó mỉm
cười cả khi tôi chẳng có đồng nào. Tôi thật sự yêu thương nó.
Thấm thoắt một năm đã trôi qua. Một hôm, bố tôi vào phòng, lật con heo, lắc mạnh và bảo:
Bụng nó đầy ứ rồi. Con đập vỡ nó được rồi đấy!
Tôi sao nỡ làm vậy! Tôi nói với bố:
-Con không cần robot nữa!
Rồi tôi năn nỉ bố mẹ cho giữ lại con heo. Cuối cùng, bố mẹ cũng chiều ý tôi. Thế là con heo đất còn làm
bạn với tôi thêm một thời gian nữa.
Theo ÉT-GA KE-RÉT (Hoàng Ngọc Tuấn dịch)
- Con heo đất: con lợn bằng đất nưng, dùng để giữ tiền tiết kiệm.
- Thấm thoắt: (thời gian) trôi qua nhanh chóng một cách không ngờ.
- Năn nỉ: tha thiết đề nghị.
(Trang 34)
ĐỌC HIỂU
- Bạn nhỏ mong muốn bố mua cho đồ chơi gì?
- Bố mẹ hướng dẫn bạn nhỏ làm cách nào để mua được món đồ chơi đó?
- Bạn nhỏ dành dụm tiền như thế nào?
- Vì sao cuối cùng bạn nhỏ không muốn đập vỡ con heo đất?
LUYỆN TẬP
- Tìm trong truyện trên những từ ngữ chỉ các bộ phận của con heo đất.
- Tìm từ ngữ chỉ các bộ phận của những đồ vật đựng tiền tiết kiệm dưới đây:
TỰ ĐỌC SÁCH BÁO
1. Tìm đọc thêm ở nhà:
-2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về trò chơi, đồ chơi.
-1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về trò chơi, đồ chơi.
2. Viết vào phiếu đọc sách:
-Tên bài đọc và một số nội dung chính (nhân vật hoặc sự việc, hình ảnh, câu văn, câu thơ em thích).
-Cảm nghĩ của em.
BÀI VIẾT 1
Ôn chữu viết hoa: D, Đ
1. Viết tên riêng: Đà Nẵng
2. Viết câu: Ai ơi, bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hại, đắng cay muôn phần
Ca dao
(Trang 35)
KỂ CHUYỆN
Em tiết kiệm
1. Kể chuyện em nuôi con heo đất cho các bạn nghe.
Gợi ý
- Ai mua con heo đất (hoặc đồ vật đựng tiền tiết kiệm) cho em?
- Hình dáng con heo đất đó thế nào?
- Em cho heo đất ăn thế nào?
- Tình cảm của em với con heo đất thế nào?
- Nhờ nuôi heo đất, em đã làm được việc gì?
2. Ngoài việc nuôi heo đất, em còn biết tiết kiệm những gì?
Gợi ý
- Ở nhà, ở trường và ở nơi công cộng, em còn tiết kiệm những gì?
- Vì sao em phải tiết kiệm?
- Em tiết kiệm như thế nào?
- Kết quả tiết kiệm ra sao?
(Trang 36)
BÀI ĐỌC 2
Thả diều
(Trích)
Cánh diều no gió
Sáo nó thổi vang
Sao trời trôi qua
Diều thành trăng vàng.
Cánh diều no gió
Tiếng nó trong ngần
Diều hay chiếc thuyền
Trôi trên sông Ngân.
Cánh diều no gió
Tiếng nó chơi vơi
Diều là hạt cau
Phơi trên nong trời.
Trời như cánh đồng
Xong mùa gặt hái
Diều em - lưỡi liềm
Ai quên bỏ lại.
Cánh diều no gió
Nhạc trời réo vang
Tiếng diều xanh lúa
Uống cong tre làng.
TRẦN ĐĂNG KHOA
- Trong ngần: rất trong.
- Sông Ngân (Ngân Hà): dải sáng do các ngôi sao tạo thành, vắt ngang bầu trời trong những đêm trời quang mây, trông giống như một dòng sông.
- Chơi vơi: lơ lửng giữa khoảng không rộng lớn (nghĩa trong bài).
- Nong: đồ đan khít bằng tre, hình tròn, lòng rộng và nông, dùng để phơi, đựng.
(Trang 37)
ĐỌC HIỂU
1. Bài thơ tả cảnh thả diều vào những khoảng thời gian nào trong ngày?
2. Tác giả bài thơ so sánh cánh diều với những gì?
3. Em thích những hình ảnh so sánh nào? Vì sao?
4. Tìm những từ ngữ tả tiếng sáo diều trong bài thơ.
* Học thuộc lòng 3 khổ thơ đầu
LUYỆN TẬP
1. Xếp các từ ngữ của một câu có hình ảnh so sánh trong bài thơ vào chỗ phù hợp trong bảng sau:
Sự vật 1 | Từ so sánh | Sự vật 2 |
Diều | là | hạt cau |
2. Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ sau:
Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu
Trỏ lối sang mùa hè.
Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu
Thắp mùa đông ấm những đêm thâu.
Quả ớt như ngọn lữa đèn dầu
Chạm đầu lưỡi chạm vào sức nóng.
PHẠM TIẾN DUẬT
BÀI VIẾT 2
Em tiết kiệm
Chọn 1 trong 2 đề sau:
1. Viết một đoạn văn kể chuyện em nuôi con heo đất.
2. Viết một đoạn văn kể chuyện em tiết kiệm, điện, nước, thức ăn,...
(Trang 38)
BÀI ĐỌC 3
Chú gấu Mi-sa
Mi-sa là một chú gấu bông rất dễ thương. Nhưng sáng nay, cô chủ bỗng túm lấy chú, bỏ vào nhà kho. Mi-sa tủi thân, bèn lách qua cái lỗ mèo chui rồi bỏ đi.
Chú đi mãi, thấm mệt, bèn trèo lên chạc cây cao và ngủ một giấc.
Khi chú gấu tỉnh dậy, trời đã tối. Bỗng chú nghe thấy tiếng nhạc leng keng. Rồi một chiếc xe tuần lộc hiện ra. Đó là xe đi phát đồ chơi cho trẻ nhỏ. Bởi vì đêm ấy là đêm Giáng sinh rồi. Nhưng không may, Ông già Nô-en bị ốm nên chỉ có tuần lộc vừa kéo xe vừa phát quà.
Tuần lộc gặp Mi-sa thì mừng lắm, bảo:
-Trèo lên xe đi! Bạn giúp mình phát quà nhé!
Cỗ xe bay trong tuyết. Trời nhiều sao quá, sáng như ban ngày.
Mi-sa lần lượt đặt ở mỗi nhà một thứ đồ chơi.
Cuối cùng, cỗ xe đến một túp lều. Nhưng túi đồ chơi chẳng còn gì. Tuần lộc rền rĩ. Trong lều có một cậu bé đang ốm. Sáng mai thức dậy, chắc cậu bé sẽ rất thất vọng nếu thấy đôi ủng đựng quà Giáng sinh rỗng không.
Mi-sa thở dài. Rồi chú nhấc cao chân, bước vào túp lều. Chú ngồi lên chiếc ủng và chờ trời sáng.
MA-RI CÔN-MÔNG (Vũ Tú Nam dịch)
- Tủi thân: tự cảm thấy thương xót và buồn cho mình.
- Chạc cây: chỗ cành cây rẽ ra làm nhiều nhánh.
(Trang 39)
- Tuần lộc: hươu sống ở vùng Bắc Cực, sừng lớn có nhiều nhánh, được nuôi để kéo xe.
- Rền rĩ: kêu la, than thở vì quá buồn.
- Ủng đựng quà: đồ vật hình chiếc ủng đẹp để đựng quà Giáng sinh.
ĐỌC HIỂU
1. Vì sao chú gấu bông Mi-sa bỏ nhà ra đi?
2. Gặp tuần lộc đêm GIáng sinh, gấu bông giúp tuần lộc làm việc gì?
3. Đến túp lều có cậu bé đang ốm, không còn đồ chơi để phát, Mi-sa đã làm gì?
4. Em có nhận xét gì về chú gấu bông Mi-sa?
LUYỆN TẬP
1. Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp (có thể xếp một từ ngữ vào hai nhóm khác nhau):
Các từ ngữ: đồng hồ, đồ chơi, ủng, truyện, bánh kẹo, Mi-sa, mũ len, quần áo, gối ôm, bít tất, tuần lộc, Ông già Nô-en.
Nhóm: Quà Giáng sinh, Vật đựng quà, Nhân vật đi phát quà.
2. Nói tên món quà em mong được tặng vào dịp Tết hoặc sinh nhật.
(Trang 40)
BÀI VIẾT 3
Chính tả
1. Nhớ - viết: Thả diều (3 khổ thơ đầu)
2. Tìm chữ, tên chữ và viết vào vở 9 chữ trong bảng sau:
Số thứ tự | Chữ | Tên chữ |
1 | n | |
2 | en-nờ giê (en giê) | |
3 | ngh | |
4 | en-nờ hát (en hát) | |
5 | o | |
6 | ||
7 | ||
8 | ||
9 | ph | pê hát |
3. Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống:
a) Chữ ch hoặc tr?
Mẹ gà ấp ?ứng tháng Năm
Ổ rơm thì nóng, ?ỗ nằm thì sâu
Ngoài kia cỏ biếc một màu
Tiếng ?im lích ?ích đua nhau ?uyền cành.
ĐOÀN THỊ LAM LUYẾN
b) Vần ên hay ênh?
Đến giờ đua, phát ra bằng ba hồi trống dõng dạc. Bốn chiếc thuyền dập trên mặt nước lập tức lao lên phía trước. bờ sông, trống thúc liền hồi, người xem hò hét, cổ vũ náo nhiệt. Mấy em nhỏ được bố công trên vai cũng hò reo không ngớt. Bốn chiếc thuyền vút đi trên mặt nước mông.
BÌNH MINH
(Trang 41)
KỂ CHUYỆN
Chiếc răng rụng
HUYỀN VÂN
1. Nghe và kể lại câu chuyện:
(1) Ở Mỹ và Pháp, khi thay răng, trẻ em tin rằng Thần Răng cho các em những gì?
(2) Ở Tây Ban Nha, khi thay răng, trẻ em tin rằng chuột sẽ cho các em những gì?
(3) Ở việt nam, trẻ em để những chiếc răng rụng ở đâu? Các em nói gì với chuột?
(4) Trẻ em các nước đều ao ước có những chiếc răng mới như thế nào?
2. Trao đổi: Em làm thế nào để răng luôn sạch sẽ và không bị hỏng?
(Trang 42)
BÀI ĐỌC 4
Hai bàn tay em
(Trích)
Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành
Hoà hồng hồng nụ
Cánh tròn ngón xinh.
Đêm em nằm ngủ
Hai hoa ngủ cùng
Hoà thì bên má
Hoa ấp cạnh lòng
Tay em đánh răng
Răng trắng hoa nhài.
Tay em chải tóc
Tóc ngời ánh mai.
Giờ em ngồi học
Bàn tay siêng năng
Nở hoa trên giấy
Từng hàng giăng giăng.
Có khi một mình
Nhìn tay thủ thỉ:
-Em yêu em quý
Hai bàn tay em.
HUY CẬN
- Ánh mai: ánh sáng buổi sớm.
- Siêng năng: chăm chỉ làm việc.
- Giăng giăng: dàn ra theo chiều ngang.
- Thủ thỉ: nói nhỏ nhẹ, vừa đủ nghe để tâm sự, bày tỏ tình cảm.
(Trang 43)
ĐỌC HIỂU
1. Hai bàn tay của bạn nhỏ đẹp như thế nào?
2. Hai bàn tay thân thiết với bạn nhỏ như thế nào?
3. Hằng ngày, hai bàn tay làm những việc gì?
4. Khổ thơ nào cho em biết bạn nhỏ rất yêu quý hai bàn tay của mình?
*Học thuộc lòng 3 khổ thơ đầu.
LUYỆN TẬP
1. Tìm từ so sánh trong các câu thơ sau:
a) Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành
b) Trẻ em như búp trên cành
Biểt ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
HỒ CHÍ MINH
c) Ông trăng như cái mâm vàng
Mọc lên từ đáy đầm làng quê ta.
PHẠM ĐÔNG HƯNG
2. Trong các câu thơ sau, từ so sánh được thay bằng dấu câu gì?
a) Diều em - lưỡi liềm
Ai quên bỏ lại.
b) Đêm hè, hoa nở cùng sao
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh.
TRẦN ĐĂNG KHOA
GÓC SÁNG TẠO
Chuyện của em
1. Kể những việc em đã làm để chăm sóc, bảo vệ đôi tay (hoặc đôi chân, đôi mắt, những chiếc răng, mái tóc,...) của em. Gắn kèm vào bài viết ảnh hoặc tranh em vẽ.
(Trang 44)
Chọn viết theo kiểu bài em thích:
a) Một đoạn văn
b) Một bài thơ ngắn
c) Một trang nhật kí.
2. Giới thiệu và bình chọn bài viết hay.
TỰ ĐÁNH GIÁ
Sau Bài 3, em đã biết thêm những gì, đã làm thêm được những gì?
Hãy tự đánh giá theo bảng dưới đây:
Đã biết những gì? | Đã làm được những gì? |
a) Ôn chữ viết hoa: D, Đ | a) Viết đúng tên riêng và câu có chữ hoa D, Đ |
b) Ôn bảng chữ cái | b) Gợi tên các chữ được ghép từ 2, 3 chữ cái |
c) Từ ngữ chỉ đồ vật | c) Sử dụng từ ngữ chỉ đồ vật |
d) So sánh | d) Nhận biết hình ảnh so sánh và cấu tạo của hình ảnh so sánh |
e) Truyện, thơ, tranh ảnh về đồ chơi, quà tặng | e) Bước đầu rút ra được lời khuyên từ bài thơ, bài văn và vận dụng vào cuộc sống |