(Trang 5)
Bài 1: Chào năm học mới
CHIA SẺ
Nhớ lại và trao đổi với các bạn về ngày khai giảng năm học mới ở trường em:
- Em chuẩn bị sách vở, trang phục thế nào để đi khai giảng?
- Lễ khai giảng có những hoạt động chính nào?
- Em thích nhất hoạt động nào trong lễ khai giảng? Vì sao?
BÀI ĐỌC 1
Ngày khai trường
Sáng đầu thu trong xanh
Em mặc quần áo mới
Đi đón ngày khai trường
Vui như là đi hội.
(Trang 6)
Gặp bạn, cười hớn hở
Đứa tay bắt mặt mừng
Đứa ôm vai bá cổ
Cặp sách đùa trên lưng.
Nhìn các thầy, các cô
Ai cũng như trẻ lại
Sân trường vàng nắng mới
Lá cờ bay như reo.
Từng nhóm đứng đo nhau
Thấy bạn nào cũng lớn
Năm xưa bé tí teo,
Giớ lớp Ba, lớp Bốn.
Tiếng trống trường gióng giả
Năm học mới đến rồi
Chúng em đi vào lớp
Khăn quàng bay đỏ tươi.
Theo NGUYỄN BÙI VỢI
- Hớn hở: vui mừng, lộ rõ ở nét mặt tươi tình, mừng rỡ.
- Tay bắt mặt mừng: hành động thể hiện niềm vui khi gặp nhau.
- Ôm vai bá cổ: hành động thể hiện sự thân thiện với bạn bè.
- Gióng giả: vang lên từng hồi giục giã.
(Trang 7)
ĐỌC HIỂU
- Bạn học sinh trong bài thơ chuẩn bị đi khai giảng như thế nào?
- Tìm những hình ảnh ở các khổ thơ 2 và 3 thể hiện niềm vui của các bạn học sinh khi gặp lại bạn bè, thầy cô.
- Khổ thơ 4 thể hiện niềm vui của các bạn học sinh về điều gì?
- Những âm thanh và hình ảnh nào báo hiệu năm học mới đã bắt đầu?
LUYỆN TẬP
1. Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:
mới trong xanh quần áo reo
cười cặp sách trẻ đo
lớn bay lá cờ đỏ tươi
Chỉ sự vật Chỉ hoạt động Chỉ đặc điểm
2. Đặt 1 - 2 câu nói về hoạt động cảu em trong ngày khai giảng.
TỰ ĐỌC SÁCH BÁO
1. Tìm đọc thêm ở nhà:
- 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ 1 câu chuyện) về trường học.
- 1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về trường học.
2. Viết vào phiếu đọc sách:
- Tên bài đọc và một số nội dung chính (nhân vật hoặc sự việc, hình ảnh, câu văn, câu thơ em thích).
- Cảm nghĩ của em.
BÀI VIẾT 1
Ôn chữ viết hoa: A, Ă, Â
- Viết tên riêng: Âu Lạc
- Viết câu: Ai ơi, chẳng chóng thì chầy
Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Tục ngữ
(Trang 8)
KỂ CHUYỆN
Em chuẩn bị đi khai giảng
Kể về việc em chuẩn bị đi khai giảng.
Gợi ý
1. Nói về gì?
Em chuẩn bị đi khai giảng
2. Tìm ý
- Tự giới thiệu: tên, tuổi, lớp.
- Em chuẩn bị đi khai giảng: chuẩn bị sách vở, quần áo; cảm xúc vui mừng,...
3. Sắp xếp ý
Sắp xếp ý theo suy nghĩ của em.
4. Nói
- Nói theo ý đã sắp xếp.
- Mạnh dạn, tự tin.
5. Hoàn chỉnh
- Các bạn góp ý.
- Tự nhận xét, đánh giá.
BÀI ĐỌC 2
Lễ chào cờ đặc biệt
Dưới ánh nắng dìu dịu của buổi sáng thứ Hai, một lễ chào cờ đặc biệt được thầy trò Trường Tiểu học Cát
Bi (Hải Phòng) tổ chức để hướng về biển, đảo.
Tại lễ chào cờ, các em học sinh của trường xếp thành hình bản đồ Việt Nam với hai quần đảo lớn : Hoàng
Sa và Trường Sa.
Khi nhạc nền Quốc ca vang lên, tất cả thầy cô và học sinh đều hướng về lá Quốc kì thiêng liêng, hát vang
giai điệu hào hùng của bài hát.
(Trang 9)
Sau phần nghi thức, buổi lễ diễn ra sôi nổi với các tiết mục múa hát của học sinh về biển, đảo.
Cuối buổi lễ, thầy Hiệu trưởng kêu gọi toàn trường tiếp tục thi đua dạy tốt, học tốt và tích cực tham gia
cuộc thi "Tìm hiểu về biển, đảo quê hương".
Buổi lễ đã để lại ấn tượng khó quên trong lòng các bạn nhỏ.
MINH AN (baophapluat.vn)
- Quần đảo: nhóm đảo gồm các đảo ở gần nhau.
- Thiêng liêng: cao quý, được coi trọng hơn hết.
- Giai điệu: âm thanh, nhịp điệu của bài hát, bản nhạc.
- Hào hùng: mạnh mẽ và sôi nổi.
ĐỌC HIỂU
- Lễ chào cờ của Trường Tiểu học Cát Bi được tổ chức nhằm mục đích gì?
- Chi tiết nào cho thấy lễ chào cờ đó rất đặc biệt?
- Theo em, vì sao buổi lễ chào cờ đó để lại ấn tượng khó quên đối với các bạn học sinh?
- Dựa vào hình minh hoạ trong bài đọc, hãy kễ tên một số trường khác tổ chức lễ chào cờ đặc biệt hướng về biển, đảo.
(Trang 10)
LUYỆN TẬP
1. Các sự việc trong buổi lễ chào cờ được kể theo trình tự nào? Chọn ý đúng:
- Việc diễn ra trước kể trước, việc diễn ra sau kể sau (theo thời gian).
- Kể lần lượt các hoạt động ở sân trường, ở lớp học (theo không gian).
- Kể lần lượt hoạt động của các khối lớp 1, 2, 3, 4, 5 (theo khối lớp).
2. Dấu hai chấm trong các câu sau được dùng làm gì? Ghép đúng:
a) Các em học sinh của trường xếp thành hình bản đồ Việt Nam với quần đảo lớn: Hoàng Sa và Trường Sa.
b) Các bạn được chọn tham gia biểu diễn văn nghệ trong ngày khai giảng là: Minh An, Mai Hà, Khánh Bình, Đức Dũng và Hồng Minh.
1) Báo hiệu phàn liệt kê các sự vật (hoạt động, đặc điểm) liên quan.
2) Báo hiệu phần giải thích cho bộ phận đứng trước dấu hai chấm.
3. Em cần thêm dấu hai chấm vào chỗ nào trong mỗi câu sau?
- Học sinh toàn trường mặc áo màu cờ Tổ quốc, chuẩn bị cho một sự kiện lớn trong lễ khai giảng xếp thành hình bản đồ Việt Nam.
- Vì mới thành lập, Trường Tiểu học Kim Đồng chỉ có bốn khối lớp khối 1, khối 2, khối 3 và khối 4.
(Trang 11)
BÀI VIẾT 2
Em chuẩn bị đi khai giảng
Viết một đoạn văn kể về việc em chuẩn bị đi khai giảng.
Gợi ý: Quy tắc Bàn tay
- Viết về gì?
- Tìm ý
- Sắp xếp ý
- Viết đoạn văn
- Hoàn thành đoạn văn
BÀI ĐỌC 3
Bạn mới
Giờ ra chơi, cả lớp ùa ra sân trường. A-i-a là học sinh mới, chưa quen ai nên không tham gia nhóm nào.
Thấy cô bé thơ thẩn ngoài sân, thầy giáo bảo: "Em vào chơi với các bạn đi!". Được thầy khích lệ, A-i-a cất
tiếng: "Cho mình... chơi... với!". Nhưng em nói nhỏ quá nên chẳng ai nghe thấy.
"Nào, các em!". Nghe tiếng thầy giáo, tất cả liền dừng chơi. A-i-a lấy hết can đảm, nhắc lại một lần nữa:"Cho mình... chơi với!".
(Trang 12)
Nhưng khi đến lượt làm người đuổi bắt, A-i-a không bắt nổi ai vì cô bé chạy quá chậm. "Người đuổi bắt
mà chậm thế này thì chán quá!" - Tét-su-ô kêu lên, khiến A-i-a càng lúng túng.
Thầy giáo đứng quan sát học trò. Thầy gọi A-i-a vào lớp, hỏi: "Em cho thầy xem bức tranh em mới vẽ được
không? Các bạn nói là em vẽ đẹp lắm.". Kể từ hôm đó, cứ đến giờ ra chơi là A-i-a lại mang các bức vẽ đến
cho thầy xem. THầy treo những bức tranh đó trên bức tường dọc hành lang. "Tranh đẹp quá!", "Tranh của
A-i-a đấy!" - Các bạn trong trường bàn tán xôn xao.
Một hôm, Tét-su-ô đến gặp A-i-a, bảo: "Ngày mai, cậu chơi đuổi bắt với chúng tớ nhé!".
Theo NA-RIU-KI (Anh Chi dịch)
- Thơ thẩn: đi lại một cách chậm rãi và lặng lẽ như đang suy nghĩ điều gì đó.
- Bàn tán: trao đổi tự do với nhau về một việc nào đó.
ĐỌC HIỂU
1. Vì sao trong giờ ra chơi, A-i-a không tham gia cùng nhóm nào?
2. Những chi tiết nào cho thấy A-i-a rất rụt rè?
3. Thầy giáo đã giúp A-i-a tự tin bằng cách nào?
(Trang 13)
4. Theo em, vì sao Tét-su-ô chủ động đến rủ A-i-a cùng chơi?
- Vì thầy giáo yêu cầu bạn ấy làm thế .
- Vì A-i-a đã luyện tập và chạy nhanh hơn.
- Vì Tét-su-ô đã hiểu và quý mến người bạn mới.
LUYỆN TẬP
- Trong câu "Em vào chơi với các bạn đi!" , lời nói của nhân vật được đặt trong dấu câu nào?
- Tìm thêm một câu là lời nói của nhân vật trong bài đọc trên. Dấu câu nào cho em biết đó là lời nói của nhân vật?
BÀI VIẾT 3
Chính tả
1. Nghe - viết: Ngày khai trường (3 khổ thơ đầu)
2. Tìm chữ, tên chữ và viết vào vở 10 chữ trong bảng sau:
Số thứ tự | Chữ | Tên chữ |
1 | a | a |
2 | á | |
3 | ớ | |
4 | b | |
5 | c | |
6 | xê hát | |
7 | d | |
8 | đ | |
9 | e | |
10 | ê |
(Trang 14)
3. Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống:
a) Chữ I hay n ?
Em mơ làm mây trắng
Bay khắp ?ẻo trời cao
Nhìn ?on sông gấm vóc
Quê mình đẹp biết bao.
Em mơ làm nắng ấm
Đánh thức bao mầm xanh
Vươn ?ên từ đất mới
Đem cơm ?o áo lành.
MAI THỊ BÍCH NGỌC
b) Vần âc hay ât ?
Sáng Chủ , An muốn đi câu cá, nhưng cậu chẳng nhớ đã chiếc cần câu ở đâu. Tìm mãi mới thấy,
An đem cần câu ra bờ ao, mắc mồi vào và ngồi đợi. Cứ vài phút, cậu lại cần lên xem. Cá đâu chẳng
thấy, chỉ thấy mồi liên tục. Chú nái bén ngồi trên tàu lá ngước mắt nhìn An lạ lẫm.
Theo VŨ TRUNG
KỂ CHUYỆN
Bạn mới
1. Dựa theo tranh và câu hỏi, kể lại câu chuyện:
- Chuyện gì xảy ra trong giờ ra chơi?
- A-i-a tham gia trò chơi như thế nào?
(Trang 15)
- Thầy giáo đã giúp A-i-a tự tin bằng cách nào?
- Tét-su-ô thay đôi thái độ với A-i-a thế nào?
2. Trao đổi về nội dung câu chuyện:
- Em thích nhân vật nào trong câu chuyện trên? Vì sao?
- Nếu lớp em có một người bạn mới, em có thể làm gì để giúp bạn?
BÀI ĐỌC 4
Mùa thu của em
Mùa thu của em
Là vàng hoa cúc
Như nghìn con mắt
Mở nhìn trời êm.
Mùa thu của em
Là xanh cốm mới
Mùi hương như gợi
Từ màu lá sen.
Mùa thu của em
Rước đèn họp bạn
Hội rằm tháng Tám
Chị Hằng xuống xem.
Ngôi trường thân quen
Bạn thầy mong đợi
Lật trang vở mới
Em vào mùa thu.
QUANG HUY
(Trang 16)
- Cốm: món ăn làm bằng thóc non rang chín, giã sạch vỏ, có màu xanh và có hương thơm (cốm thường đọc gói trong lá sen).
- Chị Hằng: chỉ Mặt Trăng (tiên nữ Hằng Nga).
ĐỌC HIỂU
- Những màu sắc nào được tả trong bài thơ gắn với mùa thu?
- Mùa thu có gì vui đối với các bạn nhỏ?
- Theo em, vì sao tác giả đặt tên bài thơ là Mùa thu của em?
- Chọn một khổ thơ em thích và cho biết vì sao em thích khổ thơ đó.
- Học thuộc lòng bài thơ.
LUYỆN TẬP
1. Viết tiêp vào vở câu dưới đây để liệt kê những hình ảnh quen thuộc của mùa thu.
Mùa thu là mùa của những màu sắc đẹp: mùa xanh của bầu trời,...
2. Đặt một câu sử dụng dấu hai chấm để liệt kê các hoạt động của thiếu nhi trong mùa thu.
(Trang 17)
GÓC SÁNG TẠO
Em là học sinh lớp Ba
1.Viết một đoạn văn tự giới thiệu về em. Gắn ảnh em (nếu có) và trang trí bài làm.
Gợi ý
- Giới thiệu tên, tuổi, lớp em đang học.
- Nêu những điều em thích và không thích.
- Giới thiệu khả năng của em (hát, múa, vẽ, đá cầu,...).
- Nói về tình cảm của em với các bạn trong lớp.
2. Trình bày đoạn văn của em trước lớp.
3. Cùng các bạn trong lớp bình chọn đoạn văn hay và được trang trí đẹp nhất.
TỰ ĐÁNH GIÁ
Sau Bài 1, em đã biết thêm những gì, đã làm thêm được gì?
Hãy tự đánh giá theo bản dưới đây:
Đã biết những gì? | Đã làm được những gì? |
a) Ôn chữ viết hoa: A, Ă, Â | a) Viết đúng tên riêng và câu có chữ hoa A, Ă, Â |
b) Ôn bảng chữ cái | b) Gọi tên các chữ được ghép từ 2 chữ cái |
c) Từ ngữ về học tập | c) Sử dụng từ ngữ về học tập |
d) Dấu hai chấm, dấu ngoặc kép | d) Dùng dấu hai chấm, dấu ngoặc kép |
e) Quy tắc Bàn tay | e) Bước đầu nói và viết heo quy tắc Bàn tay |
g) Truyện, thơ, tin tức, tranh ảnh về trường học, bạn bè | g) Kể lại một sự việc, hoạt động theo trình tự thời gian |