MONG ĐỢI
Học xong bài này, em sẽ:
- Nêu được một số biểu hiện bất hòa với bạn bè.
- Nhận biết được lợi ích của việc xử lí bất hòa với bạn bè.
Khởi động
Chia sẻ cùng bạn
Kể lại một lần em bất hòa với bạn. Khi đó, em đã ứng xử như thế nào?
Khám phá
1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
(?)
- Hành động của các bạn trong tranh nào thể hiện việc bất hòa với bạn bè?
- Nêu những biểu hiện bất hòa với bạn bè trong các tranh trên.
2. Quan sát tranh và thảo luận
(?)
- Bất hòa nào xảy ra giữa các bạn? Vì sao?
- Điều gì xảy ra khi các bạn không xử lí bất hòa?
- Việc xử lí bất hòa mang lại lợi ích gì?
Luyện tập
1. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
- Việc xử lí bất hòa giúp bạn bè hiểu và thông cảm cho nhau.
- Khi xảy ra bất hòa không cần xử lí vì mọi chuyện rồi sẽ qua thôi.
- Việc xử lí bất hòa giúp em giữ được tình bạn.
- Lớp học sẽ đoàn kết nếu các thành viên biết các xử lí bất hòa với nhau.
- Xử lí bất hòa là việc của bạn làm sai, em sẽ tha thứ nếu bạn xin lỗi trước.
2. Đọc tình huống và thực hiện theo yêu cầu
Tình huống: Linh và Quang ngồi cùng bàn học từ đầu năm đến nay. Linh luôn gọn gàng, cẩn thận. Còn Quang hay bày bừa, không ngăn nắp. Khi Linh góp ý, Quang tỏ ra khó chịu. Thấy vậy, Linh bảo: "Tớ muốn cậu gọn gàng, ngăn nắp hơn nên mới góp ý.". Quang dần hiểu ra.
(?)
- Em hãy cho biết giữa các bạn đã xảy ra bất hòa gì?
- Em hãy nêu lợi ích khi hai bạn đã xử lí bất hòa với nhau.
Vận dụng
1. Em hãy chia sẻ về một lần em đã xử lí được bất hòa với bạn bè và lợi ích của việc xử lí bất hòa đó.
2. Viết và trang trí một thông điệp về lợi ích của việc xử lí bất hòa với bạn bè.
LỜI KHUYÊN
Mình với bạn giận nhau
Gặp chẳng nói một câu
Nếu mà không hòa giải
Bất hòa chẳng hết đâu.