SGKVN

Bài giải SINH HỌC 12 (Nâng Cao) - Bài 55: Khái niệm và các đặc trưng cơ bản của quần xã | Giáo Dục Việt Nam

Bài 55: Khái niệm và các đặc trưng cơ bản của quần xã - Bài giải SINH HỌC 12 (Nâng Cao). Xem chi tiết nội dung bài Bài 55: Khái niệm và các đặc trưng cơ bản của quần xã và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Bài giải SINH HỌC 12 (Nâng Cao) | Giáo Dục Việt Nam

Câu hỏi thảo luận trang 230

Hãy cho biết, những nhóm sinh vật sau: các loài thực vật ven hồ, các loài động vật trong ao và những loài sinh vật sống trên núi đá vôi có phải là những quần xã sinh vật không. Chúng có những điểm gì khác nhau?

Lời giải chi tiết

Những nhóm sinh vật sau: các loài thực vật ven hồ, các loài động vật trong ao và những loài sinh vật sống trên núi đá vôi đều là các quần xã, nhưng cấu trúc của quần xã khác nhau.

   + Các loài thực vật ven hồ, các loài động vật trong ao: là những quần xã phân theo các dạng sống thuộc hai ngành lớn: thực vật và động vật (sinh vật tự dưỡng và sinh vật dị dưỡng). Kiểu cấu trúc không đầy đủ.

   + Những loài sinh vật sống trên núi đá vôi: gồm đủ 3 nhóm sinh vật: thực vật, động vật, vi sinh vật. Kiểu cấu trúc đầy đủ.

Bài 1 trang 231 SGK

Hãy cho biết khái niệm về quần xã sinh vật và nêu ví dụ.

Phương pháp giải

Xem lại Khái niệm quần xã sinh vật

Lời giải chi tiết

Quần xã là một tập hợp quần thể của các loài sống trong một không gian xác định (sinh cảnh), ở đó chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau và với môi trường để tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian

Ví dụ:

   + Quần xã trong ao cá, gồm: các loài vi sinh vật, động vật, thực vật.

   + Quần xã rừng ngập mặn Vườn quốc gia Xuân Thủy.

   + Quần xã trên núi đá vôi đất ngập nước Vân Long.

Bài 2 trang 231 SGK

Hãy cho biết các đặc trưng về cấu trúc của quần xã sinh vật theo vai trò số lượng và hoạt động chức năng của các nhóm loài.

Phương pháp giải

Xem lại Các đặc trưng cơ bản của quần xã

Lời giải chi tiết

Đặc trưng cơ bản của quần xã:

- Tính đa dạng về loài của quần xã: Các quần xã thường khác nhau về số lượng loài trong sinh cảnh mà chúng cư trú tạo nên sự phong phú hay đa dạng về loài trong quần xã. Mức độ đa dạng phụ thuộc vào các nhân tố sinh thái như: sự cạnh tranh giữa các loài, mối quan hệ con mồi – vật ăn thịt, sự thay đổi của nhân tố vô sinh…

- Số lượng các nhóm loài trong quần xã: Dựa vào vai trò, quần xã có 3 nhóm loài:

   + Loài ưu thế: có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn. quyết định chiều hướng phát triển của quần xã.

   + Loài thứ yếu: có vai trò thay thế cho các loài ưu thế khi nhóm này bị suy vong.

   + Loài ngẫu nhiên: có tần xuất xuất hiện và độ phong phú rất thấp, nhưng sự có mặt của nó làm tăng mức đa dạng của quần xã.

* Vai trò số lượng của các nhóm loài được thể hiện bằng các chỉ số: tần suất xuất hiện, độ phong phú, loài chủ chốt, loài đặc trưng..

   + Tần suất xuất hiện: là tỉ số của một loài gặp trong các điểm khảo sát so với tổng số các địa điểm khảo sát.

   + Độ phong phú (mức giàu có): là tỉ số % về số cá thể của một loài nào đó so với tổng số cá thể của tất cả các loài có trong quần xã.

   D = (ni / N) × 100

   D: độ phong phú của loài trong quần xã (%)

   ni: số cá thể của loài trong quần xã

   N: số lượng cá thể của tất cả các loài trong quần xã

   + Loài chủ chốt: là một hoặc một vài loài nào đó có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của các loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã. Nếu loài này bị mất đi thì quần xã sẽ rơi vào trạng thái bị xáo trộn, mất cân bằng.

   + Loài đặc trưng: là loài chỉ có ở một quần xã nào đó hoặc là loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan trọng trong quần xã so với các loài khác.

- Đặc trưng về hoạt động chức năng của các nhóm loài:

   + Sinh vật tự dưỡng: gồm cây xanh, một số vi sinh vật có màu có khả năng tiếp nhận năng lượng mặt trời, tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản thông qua quá trình quang hợp để tạo ra nguồn thức ăn sơ cấp.

   + Sinh vật dị dưỡng: gồm động vật, phần lớn vi sinh vật là sinh vật dị dưỡng, sống nhờ vào nguồn thức ăn sơ cấp, trong đó, động vật thường được gọi là sinh vật tiêu thụ, còn vi sinh vật là những sinh vật phân giải. Động vật lại gồm nhóm ăn thực vật, nhóm ăn mùn bã hữu cơ, nhóm ăn thịt và nhóm ăn tạp.

Bài 3 trang 231 SGK

Hãy cho biết sự phân bố của các loài trong quần xã sinh vật.

Phương pháp giải

Xem lại Sự phân bố của các loài trong quần xã

Lời giải chi tiết

- Phân bố thành nhiều tầng theo chiều thẳng đứng: Sự phân tầng thể hiện rõ nhất ở những quần xã ở dưới đất, ở rừng và các quần xã ở nước. Sự phân tầng tạo điều kiện cho các loài trong quần xã tăng thêm khả năng sử dụng các nguồn sống, làm giảm mức độ cạnh tranh.

- Phân bố theo chiều ngang: Phân bố theo vành đai đồng tâm. Các loài thường tập trung ở những nơi có điều kiện sống thuận lợi như đất màu mỡ, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp… Do sống tập trung, các loài sinh vật phải chia sẻ nguồn thức ăn, nhưng lại mang lợi ích như chống lại các tác động cơ học bất lợi, tích lũy được nhiều hơn các chất dinh dưỡng.

Bài 4 trang 231 SGK

Trong những quần xã phân bố ở vùng nhiệt đới và ôn đới thì quần xã nào có mức đa dạng về loài cao hơn? Hãy giải thích.

Phương pháp giải

Mức độ đa dạng của quẫn xã phụ thuộc vào mức độ thay đổi của nhân tố vô sinh, sự cạnh tranh giữa các loài...

Lời giải chi tiết

Quần xã phân bố vùng nhiệt đới có mức đa dạng về loài cao hơn quần xã phân bố ở vùng ôn đới vì:

- Điều kiện sống thuận lợi như: nhiệt độ, lượng mưa cao và khá ổn định.

- Sinh cảnh và nơi sống phân hóa đa dạng hơn.

- Xuất hiện nhiều nguồn thức ăn mới, nhất là thức ăn thực vật và mùn bã thực vật.

Bài 5 trang 231 SGK

Hãy chọn phương án trả lời đúng. Ốc sống dưới đáy hồ thuộc về

A. quần thể sinh vật.

B. quần xã sinh vật.

C. đàn ốc.

D. một nhóm hỗn hợp không phải là quần thể cũng không phải là quần xã.

Phương pháp giải

Xác định các thành phần có trong tổ hợp "Ốc sống dưới đáy hồ"

Lời giải chi tiết

Ốc sống dưới đáy hồ thuộc về quần xã sinh vật.

Đáp án B.

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Bài giải SINH HỌC 12 (Nâng Cao)

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 12 - Tập Một

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 12 - Tập Hai

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Một

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Công Nghệ 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lý 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lý 12 Nâng Cao

Địa lý 12 - Nâng cao

Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Hai

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Giáo Dục Quốc Phòng - An Ninh 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 12 (Nâng Cao)

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tin Học 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Sinh Học 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Gợi ý cho bạn

toan-8-tap-2-918

Toán 8 - Tập 2

Sách Lớp 8 Chân Trời Sáng Tạo

ngu-van-8-tap-2-920

Ngữ Văn 8 - Tập 2

Sách Lớp 8 Chân Trời Sáng Tạo

giao-duc-the-chat-8-916

Giáo Dục Thể Chất 8

Sách Lớp 8 Cánh Diều

vo-bai-tap-toan-5-tap-mot-1093

Vở bài tập Toán 5 - Tập Một

Sách Lớp 5 NXB Giáo Dục Việt Nam

giao-duc-cong-dan-9-1807

Giáo dục công dân 9

Sách Lớp 9 Kết Nối Tri Thức

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

ok365 ** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.