SGKVN

Giải bài tập Hóa học 10 - Bài 21: Nhóm halogen | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 21: Nhóm halogen - Giải bài tập Hóa học 10. Xem chi tiết nội dung bài Bài 21: Nhóm halogen và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Giải bài tập Hóa học 10 | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Mở đầu trang 104 Hóa học 10: Trong tự nhiên, một số phi kim như carbon, nitrogen, oxygen tồn sao tại ở cả dạng đơn chất và hợp chất, còn các halogen đều chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. Vì có sự khác biệt này?

Lời giải:

Trong tự nhiên, các halogen tồn tại ở dạng hợp chất vì các halogen có tính oxi hóa mạnh nên phản ứng với các chất trong tự nhiên tạo ra hợp chất.

I. Trạng thái tự nhiên

Câu hỏi 1 trang 105 Hóa học 10: Kể tên một số hợp chất phổ biến của halogen trong tự nhiên.

Lời giải:

Một số hợp chất phổ biến của halogen trong tự nhiên như calcium fluoride, sodium chloride, …

II. Cấu tạo nguyên tử, phân tử

Hoạt động 1 trang 105 Hóa học 10: Tra cứu số liệu Bảng 6.1, Bảng 6.2 và Hình 6.2 để hoàn thành bảng mô tả một số đặc điểm cấu tạo của các nguyên tử halogen theo mẫu sau:

Từ bảng số liệu thu được, hãy:

a) Giải thích tại sao nguyên tử halogen có xu hướng nhận 1 electron từ nguyên tử kim loại, hoặc góp chung 1 electron với nguyên tử phi kim, để hình thành liên kết.

b) Nêu và giải thích xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử, độ âm điện của các nguyên tử halogen. Từ đó dự đoán xu hướng biến đổi tính oxi hoá từ F đến I.

c) Dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng và độ âm điện, giải thích tại sao nguyên tử fluorine chỉ có số oxi hoá -1 trong các hợp chất?

Lời giải:

a) Nguyên tử halogen có 7 electron lớp ngoài cùng nên có xu hướng nhận 1 electron từ nguyên tử kim loại, hoặc góp chung 1 electron với nguyên tử phi kim, để hình thành liên kết, khi này các nguyên tử halogen đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm gần nó nhất.

Tổng quát: X + e → X-

b) Đi từ F – I, bán kính nguyên tử tăng dần vì lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng giảm.

Đi từ F – I, độ âm điện giảm dần vì số lớp electron tăng, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng giảm.

⇒ Dự đoán: Tính oxi hóa giảm dần từ F > Cl > Br > I.

c) Nguyên tử fluorine có độ âm điện lớn nhất nên nguyên tử fluorine chỉ có xu hướng hút electron về mình. Mà lớp ngoài cùng có 7 electron nên nguyên tử fluorine sẽ nhận 1 electron về mình để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm gần nó nhất (Ne).

⇒ Trong các hợp chất, fluorine chỉ có số oxi hóa là -1.

Hoạt động 2 trang 105 Hóa học 10: Tham khảo Bài 12 (Liên kết cộng hoá trị), hãy:

a) Mô tả sự hình thành liên kết trong phân tử halogen bằng công thức electron.

b) Liên kết trong phân tử halogen là liên kết cộng hoá trị phân cực hay không phân cực?

c) Dựa vào bán kính nguyên tử (Hình 6.2), hãy dự đoán xu hướng biến đổi độ dài liên kết trong dãy các phân tử halogen.

Lời giải:

a) Phân tử halogen: Mỗi nguyên tử halogen có 7 electron hoá trị, hai nguyên tử halogen liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử halogen góp 1 electron, tạo thành một cặp electron dùng chung. Khi đó, trong phân tử X2 (X: halogen), mỗi nguyên tử đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng, thoả mãn quy tắc octet:

b) Liên kết trong phân tử halogen là liên kết cộng hoá trị không phân cực.

c) Bán kính tăng dần từ F < Cl < Br < I và độ âm điện giảm dần từ F > Cl > Br > I.

⇒ Dự đoán: độ dài liên kết X – X (X: halogen) tăng dần từ F2 đến I2.

Câu hỏi 1 trang 106 Hóa học 10: Xác định số oxi hoá của chlorine trong các chất sau: Cl2, HCl, HClO, HClO2, HClO3, HClO4.

Lời giải:

- Số oxi hóa của chlorine trong Cl2 là 0.

- Số oxi hóa của chlorine trong HCl là -1.

- Số oxi hóa của chlorine trong HClO là +1.

- Số oxi hóa của chlorine trong HClO2 là +3.

- Số oxi hóa của chlorine trong HClO3 là +5.

- Số oxi hóa của chlorine trong HClO4 là +7.

Hoạt động 2 trang 106 Hóa học 10: Từ các số oxi hoá của chlorine, hãy giải thích tại sao Cl2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử?

Lời giải:

Các mức oxi hóa của chlorine là: -1, 0, +1, +3, +5, +7.

Số oxi hóa của chlorine trong Cl2 là 0, đây là mức oxi hóa trung gian nên Cl2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.

Câu hỏi 2 trang 106 Hóa học 10: Trong tự nhiên, các nguyên tố halogen tồn tại ở dạng hợp chất. Viết công thức một vài hợp chất của halogen thường được dùng trong thực tế.

Lời giải:

Một vài hợp chất của halogen thường được dùng trong thực tế là sodium chloride (NaCl), calcium flouride (CaF2), sodium hypochlorite (HClO), potassium chlorate (KClO3), sodium iodide (NaI), …

Câu hỏi 3 trang 106 Hóa học 10: Nguyên tử halogen có thể nhận 1 electron từ nguyên tử kim loại hoặc góp chung electron với nguyên tử phi kim.

Mô tả sự hình thành liên kết trong phân tử NaCl và HCl để minh hoạ.

Lời giải:

Sự hình thành liên kết trong phân tử NaCl

Nguyên tử Na nhường 1 electron để tạo thành ion Na+ còn nguyên tử Cl nhận electron để trở thành ion Cl-. Các ion Na+ và Cl- sẽ hút nhau tạo thành liên kết ion.

Sự hình thành liên kết trong phân tử HCl

Nguyên tử hydrogen liên kết với nguyên tử chlorine bằng cách mỗi nguyên tử góp 1 electron tạo thành 1 cặp electron dùng chung trong phân tử HCl. Khi đó nguyên tử hydrogen có 2 electron (cấu hình electron bền vững của nguyên tử khí hiếm He) và nguyên tử chlorine có 8 electron lớp ngoài cùng, thoả mãn quy tắc octet.

III. Tính chất vật lí

Câu hỏi 4 trang 107 Hóa học 10: Từ Bảng 21.2, nhận xét xu hướng biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các halogen và giải thích.

Lời giải:

Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi tăng từ F2 đến I2 do:

- Tương tác van der Waals giữa các phân tử tăng.

- Khối lượng phân tử tăng.

IV. Tính chất hóa học

Câu hỏi 5 trang 108 Hóa học 10: Xác định chất oxi hoá, chất khử trong phản ứng của sodium và iron với chlorine, dùng mũi tên chỉ rõ sự nhường electron từ chất khử sang chất oxi hoá.

Lời giải:

⇒ Na đóng vai trò là chất khử, còn Cl2 đóng vai trò là chất oxi hóa.

⇒ Fe đóng vai trò là chất khử, còn Cl2 đóng vai trò là chất oxi hóa.

Hoạt động trang 108 Hóa học 10: Xét các phản ứng hoá học: H2(g) + X2(g) → 2HX(g) (X là các halogen).

Tra số liệu trong Bảng 12.2 để:

1. Giải thích xu hướng phản ứng của các đơn chất halogen với hydrogen theo khả năng hoạt động của các halogen.

2. Dựa vào số liệu năng lượng liên kết H – X, giải thích xu hướng phản ứng giảm dần từ F2 đến I2.

Lời giải:

1. Từ fluorine đến iodine, tính oxi hóa giảm dần.

⇒ Khả năng phản ứng của các đơn chất halogen với hydrogen giảm dần.

2. Dựa vào bảng 12.2, năng lượng liên kết H – X giảm dần từ H – F đến H – I nên xu hướng phản ứng giảm dần từ F2 đến I2.

Câu hỏi 6 trang 109 Hóa học 10: Một nhà máy nước sử dụng 5 mg Cl2 để khử trùng 1 L nước sinh hoạt. Tính khối lượng Cl2 nhà máy cần dùng để khử trùng 80 000 m3 nước sinh hoạt.

Lời giải:

Đổi 80 000m3 = 80 000 000 L = 8.107 L

5 mg Cl2  được dùng để khử trùng 1 L nước sinh hoạt.

x mg Cl2 được dùng để khử trùng 8.107 L nước sinh hoạt.

Hoạt động trang 109 Hóa học 10: Tìm hiểu tính tẩy màu của khí chlorine ẩm

Tiến hành:

Đính một mẩu giấy màu ẩm vào dây kim loại gắn với nút đậy bình tam giác. Sau đó, đưa mẩu giấy vào bình tam giác chứa khí chlorine (Hình 21.6).

Quan sát hiện tượng và thực hiện yêu cầu sau:

1. Nhận xét màu của mẩu giấy trước và sau khi cho vào bình tam giác. Giải thích.

2. Xác định vai trò của chlorine trong phản ứng với nước, tại sao nói chlorine tự oxi hoá - tự khử trong phản ứng này?

Lời giải:

1. Sau khi cho mẩu giấy màu ẩm vào bình tam giác thì mẩu giấy mất màu do một phần khí Cl2 tác dụng với nước sinh ra HClO có tính oxi hóa mạnh, có khả năng diệt khuẩn và tẩy màu.

Cl2 + H2O ⇌ HCl + HClO

2. Trong phản ứng của chlorine với nước thì chlorine vừa đóng vai trò là chất oxi hóa vừa đóng vai trò là chất khử.

Ta nói chlorine tự oxi hoá - tự khử trong phản ứng này vì trong phân tử chlorine có một nguyên tử Cl đóng vai trò là chất oxi hóa, một nguyên tử Cl đóng vai trò là chất khử.

Câu hỏi 7 trang 110 Hóa học 10: Khí Cl2 phản ứng với dung dịch sodium hydroxide nóng tạo thành sodium chloride, sodium chlorate và nước.

Lập phương trình hoá học của phản ứng trên theo phương pháp thăng bằng electron, chỉ rõ chất oxi hoá, chất khử.

Lời giải:

Hoạt động trang 110 Hóa học 10: Phản ứng thế của một số muối halide

Chuẩn bị: 3 ống nghiệm, dung dịch NaBr, dung dịch NaI, nước Cl2, nước Br2 loãng.

Tiến hành:

- Lấy khoảng 2 mL dung dịch NaBr vào ống nghiệm (1), 2 mL dung dịch NaI vào mỗi ống nghiệm (2) và (3).

- Thêm vào ống nghiệm (1) và (2) vài giọt nước Cl2, thêm vào ống (3) vài giọt nước Br2, lắc đều các ống nghiệm.

Lưu ý: Cẩn thận không để nước Cl2, nước Br2 giây ra tay, quần áo.

Quan sát sự thay đổi màu của dung dịch trong các ống nghiệm và trả lời câu hỏi:

1. Nhận xét sự thay đổi màu của dung dịch trong các ống nghiệm.

2. So sánh tính oxi hoá của Cl2, Br2, I2.

3. Hãy chọn một thuốc thử để chứng tỏ có sự tạo thành I2 khi cho nước chlorine (hoặc nước bromine) tác dụng với dung dịch sodium iodide.

Lời giải:

1. Ống nghiệm (1): dung dịch chuyển sang màu vàng.

Ống nghiệm (2): dung dịch có màu vàng và có chất rắn màu đen tím.

Ống nghiệm (3): dung dịch màu vàng nhạt dần và có chất rắn màu đen tím.

2. Tính oxi hóa của Clo mạnh hơn Brom nên Clo có thể đẩy ion Br– ra khỏi dung dịch muối.

Tính oxi hóa của Brom mạnh hơn Iot nên Brom có thể đẩy ion I– ra khỏi dung dịch muối.

⇒ Tính oxi hóa của Cl2 > Br2 > I2.

3. Để chứng tỏ có sự tạo thành I2 khi cho nước chlorine (hoặc nước bromine) tác dụng với dung dịch sodium iodide ta có thể dùng thuốc thử là hồ tinh bột vì I2 tạo màu xanh đặc trưng với hồ tinh bột.

Câu hỏi 8 trang 110 Hóa học 10: Viết phương trình hoá học minh hoạ tính oxi hoá giảm dần trong dãy Cl2, Br2, I2.

Lời giải:

Phương trình minh họa tính oxi hóa giảm dần trong dãy Cl2, Br2, I2 là:

Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2

Br2 + 2NaI →  2NaBr + I2

V. Điều chế chlorine

Câu hỏi 9 trang 111 Hóa học 10: Khi sản xuất chlorine trong công nghiệp, NaOH và H2 được tạo thành ở cực âm, còn Cl2 được tạo thành ở cực dương. Tại sao cần sử dụng màng ngăn xốp để ngăn cách hai điện cực?

Lời giải:

Nếu không sử dụng màng ngăn xốp để ngăn cách hai điện cực thì khí Cl2 ở cực dương sẽ phản ứng được với NaOH bên cực âm.

2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O

Em có thể trang 111 Hóa học 10: Thực hiện được thí nghiệm chứng minh và so sánh tính oxi hoá của đơn chất halogen.

Sử dụng nước Javel an toàn.

Lời giải:

Thí nghiệm so sánh tính oxi hóa của đơn chất halogen

Chuẩn bị: 3 ống nghiệm, dung dịch NaBr, dung dịch NaI, nước Cl2, nước Br2 loãng.

Tiến hành:

- Lấy khoảng 2 mL dung dịch NaBr vào ống nghiệm (1), 2 mL dung dịch NaI vào mỗi ống nghiệm (2) và (3).

- Thêm vào ống nghiệm (1) và (2) vài giọt nước Cl2, thêm vào ống (3) vài giọt nước Br2, lắc đều các ống nghiệm.

- Thêm 1 giọt hồ tinh bột vào ống nghiệm (3).

Lưu ý: Cẩn thận không để nước Cl2, nước Br2 giây ra tay, quần áo.

⇒ Kết luận: Tính oxi hóa giảm dần từ Cl2, Br2, I2.

Cách sử dụng nước Javel an toàn:

- Dùng găng tay cao su khi sử dụng.

- Tránh để nước Javel tiếp xúc trực tiếp với da đặc biệt là mắt.

- Để ở xa tầm tay trẻ em.

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Giải bài tập Hóa học 10

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn Tập 1

Sách Ngữ Văn tập 1 (thường/cơ bản)

Ngữ Văn Tập 2

Sách Ngữ Văn Tập 2 (thường/cơ bản). Tổng 35 tuần

Ngữ Văn Nâng Cao Tập 1

Sách Ngữ Văn Nâng Cao Tập 1. Tổng 18 tuần

Ngữ Văn Nâng Cao Tập 2

Sách Ngữ Văn Nâng Cao Tập 2. Tổng 35 tuần

Toán_Đại Số

Sách Toán_Đại Số (Thường/Cơ bản). Tổng 6 chương và 30 bài

Toán_Đại Số_ Nâng Cao

Sách Toán_Đại Số_ Nâng Cao. Tổng 6 chương, 34 bài

Toán_Hình

Sách Toán_Hình. Tổng 3 chương, 10 bài

Toán_Hình_Nâng Cao

Sách Toán_Hình_Nâng Cao. Tổng 3 chươn, 20 bài

Hoá Học

Sách Hoá Học, cơ bản. Tổng 7 chương, 41 bài

Hoá Học Nâng Cao

Sách Hoá Học Nâng Cao. Tổng 7 chương, 53 bài

Vật Lý

Sách Vật Lý. Tổng 7 chương, 41 bài

Vật Lý Nâng Cao

Sách Vật Lý Nâng Cao. Tổng 8 chương, 60 bài

Gợi ý cho bạn

giao-duc-cong-dan-8-943

Giáo Dục Công Dân 8

Sách Lớp 8 Kết Nối Tri Thức

ngu-van-nang-cao-tap-1-806

Ngữ Văn Nâng Cao Tập 1

Sách Ngữ Văn Nâng Cao Tập 1. Tổng 18 tuần

tieng-anh-2-our-explore-world-2500

Tiếng Anh 2 - Our Explore World

Tiếng Anh 2 - Our Explore World

tieng-anh-4-tap-hai-1085

Tiếng Anh 4 - Tập Hai

Sách Lớp 4 NXB Giáo Dục Việt Nam

giao-duc-quoc-phong-821

Giáo Dục Quốc Phòng

Sách Giáo Dục Quốc Phòng. Tổng 7 bài

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

ok365 ** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.