SGKVN

Tin Học 9 - Bài 16. Thực hành: Lập chương trình máy tính | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 16. Thực hành: Lập chương trình máy tính - Tin Học 9. Xem chi tiết nội dung bài Bài 16. Thực hành: Lập chương trình máy tính và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Tin Học 9 | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

[trang 83]

BÀI 16: THỰC HÀNH _ LẬP CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH

Sau bài học này em sẽ:

• Sử dụng được cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh, lặp trong mô tả thuật toán.
• Giải thích được chương trình là bản mô tả thuật toán bằng ngôn ngữ mà máy tính có thể "hiểu" và thực hiện.

🔥 Mỗi nhiệm vụ trong bài học này là giải một bài toán tin học mà sản phẩm là một chương trình máy tính. Các ngôn ngữ lập trình đều được trang bị những cấu trúc điều khiển cơ bản (tuần tự, rẽ nhánh và lặp). Vì vậy, việc mô tả thuật toán bằng cách chỉ sử dụng những cấu trúc điều khiển đó sẽ giúp em dễ dàng tạo ra những chương trình máy tính.

NHIỆM VỤ 1. TÍNH LƯƠNG

Yêu cầu

Theo thuật toán được mô tả ở Bài 15, em hãy lập chương trình tính và hiển thị tiền lương của một nhân viên khi biết mức lương (tiền lương trong một giờ làm việc) và số giờ làm việc trong tuần của họ bằng ngôn ngữ lập trình Scratch.

Hướng dẫn

a) Cài đặt thuật toán


Bước 1. Tạo các biến nhớ
• Biến đầu vào: muc_luong, tgian_laodong.
• Biến đầu ra: tien_luong.
• Biến trung gian: tgian_dmuc, tgian_vuot, luong_dmuc, luong_vuot.
Bước 2. Mô tả lại thuật toán theo ngôn ngữ lập trình
Vi chương trình là bản mô tả thuật toán theo quy tắc của ngôn ngữ lập trình nên đôi khi em phải hiệu chỉnh cách mô tả thuật toán để có thể cài đặt được bằng những công cụ của ngôn ngữ lập trình.
Bước nhập dữ liệu tgian_laodong sử dụng cấu trúc lặp với điều kiện sau (Hinh 16.1a) cần phải chuyển thành những câu lệnh sử dụng vòng lặp với điều kiện trước (Hình 16.1b) để phù hợp với cấu trúc lặp có sẵn trong ngôn ngữ lập trình trực quan (Hình 16.1c).

a) Lặp với điều kiện sau
b) Lặp với điều kiện trước
c) Khối lệnh trong Scratch

Hình 16.1. Nhập số giờ lao động bằng vòng lặp với điều kiện trước

[trang 84]

Bước 3. Tạo chương trình
Nhận dạng các khối lệnh trong Hình 16.2 tương ứng với từng phần của sơ đồ khối đã được trình bày trong Bài 15 (Hình 15.2) và lắp ghép chúng lại theo đúng thứ tự. Lưu ý: Hệ số 1,5 trong sơ đồ thuật toán cần phải thay bằng 1.5 (sử dụng dấu chấm thay cho dấu phẩy ngăn cách phần nguyên và phần thập phân) trong chương trình.

Hình 16.2. Các khối lệnh thành phần của chương trình tính lương

b) Gỡ lỗi

Lập các bộ dữ liệu kiểm thử chương trình (Bảng 16.1). Mỗi bộ đại diện cho một tình huống dữ liệu để kiểm tra hoạt động của chương trình. Nếu chương trình hoạt động không đúng yêu cầu, chương trình đã gặp lỗi, cần phải sửa.
• Với mỗi bộ giá trị đầu vào (từ tình huống 1 đến tình huống 4), chương trình cần trả lại đúng giá trị đầu ra.
• Bộ giá trị ở tình huống 5 đại diện cho trường hợp cần nhập lại dữ liệu như đã được mô tả trong thuật toán.
• Bộ giá trị ở tình huống 6 cho thấy có những giá trị đầu vào chưa hợp lí. Em cần chỉnh sửa chương trình để có một chương trình hoạt động tốt.

Bảng 16.1. Dữ liệu kiểm thử bài toán tính lương

Tình huống Đầu vào Đầu ra Ghi chú
muc_luong tgian_laodong tien_luong
1 100 30 3000 tgian_laodong dưới định mức
2 100 40 4000 tgian laodong vừa đủ định mức
3 100 50 5500 tgian _laodong vượt định mức
4 100 60 7000 tgian _laodong vừa đạt mức tối đa
5 100 70 Nhân viên đó làm việc bao nhiêu giờ? Cần phải nhập lại tgian_laodong
6 -100 50 Mức lương của nhân viên (theo giờ) Cần phải nhập lại muc_luong

(Ghi chú: đơn vị tiền là nghỉn đồng, đơn vị thời gian là giờ.)

[trang 85]

NHIỆM VỤ 2. TÌM GIÁ TRỊ LỚN NHẤT

Yêu cầu

Tìm và hiển thị giá trị lớn nhất của một dãy số nguyên dương được nhập vào từ bàn phím. Số lượng các số trong dãy không được biết trước khi nhập dữ liệu, chỉ biết rằng quá trình nhập các số của dãy sẽ kết thúc khi nhập vào số 0.

Hướng dẫn

a) Cài đặt thuật toán


Bước 1. Tạo các biến
• Biến đầu vào: x.
• Biến đầu ra: max.
Bước 2. Tạo chương trình
Nhận dạng các khối lệnh trong Hinh 16.3 tương ứng với từng phần của sơ đồ khối đã được trình bày trong bài trước và đÚp ghép chúng lại theo đúng thứ tự.

Hình 16.3. Các khối lệnh thành phần của chương trình tìm giá trị lớn nhất

b) Gỡ lỗi

Khi chạy chương trình, lần lượt nhập các số trong bộ dữ liệu kiểm thử (Bảng 16.2). Cần nhập từng số và nhấn phím Enter trước khi nhập số tiếp theo cho đến khi kết thúc bằng số 0.

[trang 86]

Mặc dù bài toán yêu cầu đầu vào là những số nguyên dương nhưng chương trình sẽ tốt hơn nếu phát hiện được và loại bỏ những dữ liệu không đúng yêu cầu.

• Với mỗi bộ giá trị đầu vào (từ tình huống 1 đến tình huống 4), chương trình cần trả lại đúng giá trị đầu ra.
• Bộ giá trị ở tinh huồng 5 đại diện trường hợp không có sổ nguyên dương nào được nhập.
• Tình huống 6, 7 có những giá trị đầu vào không hợp lệ nhưng chương trình vẫn xử lí đúng.
• Bộ giá trị ở tình huống 8 cho thấy có những giá trị đầu vào không hợp lệ, dẫn đến kết quả sai. Việc chỉnh sửa chương trình để có một chương trình hoạt động tốt trong tình huống này là bài tập vận dụng.

Bảng 16.2. Dữ liệu kiểm thử bài toán tìm số lớn nhất

Tình huống Đầu vào Đầu ra Ghi chú
1 1230 3 Dãy số tự nhiên tăng
2 831060 10 Dãy số ngẫu nhiên
3 12830 12 Dãy số giảm
4 50 5 Dãy chỉ có một giá trị
5 0 Không có dữ liệu! Dãy không có dữ liệu
6 8-53960 9 Dãy có số âm
7 -8-6 0 Không có dữ liệu! Dãy không có số nguyên dương
8 7 data 12 0 12 Dãy có dữ liệu chữ

LUYỆN TẬP

Bộ giá trị ở tình huống 6 (Bảng 16.2) cho thấy có những giá trị đầu vào chưa hợp lí. Em hãy chỉnh sửa chương trình để có một chương trình hoạt động tốt.

VẬN DỤNG

Ngôn ngữ lập trình trực quan không phân biệt dữ liệu đầu vào là dạng số hay dạng chữ. Vì vậy, chương trình được lập trong Nhiệm vụ 2 cho kết quả sai khi thực hiện với bộ dữ liệu ở tình huống 8 (Bảng 16.2). Em hãy sửa chương trình để có thể xác thực dữ liệu và bỏ qua dữ liệu dạng chữ trong bộ dữ liệu đầu vào.

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Tin Học 9

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 9 - Tập 1

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 9 - Tập 2

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 9

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Giáo Dục Công Dân 9

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Toán 9 - Tập 1

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Toán 9 - Tập 2

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Vật Lí 9

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Hóa Học 9

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Anh 9 - Tập 1

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Anh 9 - Tập 2

NXB Giáo Dục Việt Nam - Tiếng Anh 9 - Tập 2

Sinh Học 9

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lí 9

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Gợi ý cho bạn

dai-so-va-giai-tich-1148

Đại số và Giải tích

Cuốn sách cũng cung cấp các bài toán chọn lọc, minh họa nhiều dạng và mức độ

toan-8-tap-2-932

Toán 8 - Tập 2

Sách Lớp 8 Kết Nối Tri Thức

tin-hoc-6-129

Tin Học 6

Sách Cánh Diều Lớp 6

am-nhac-7-900

Âm Nhạc 7

Sách Lớp 7 Kết Nối Tri Thức

cong-nghe-3-1054

Công Nghệ 3

Sách Lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

ok365 ** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.