[trang 33]
BÀI 8
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Thường thức âm nhạc: Nhận biết và nêu được vài nét đặc trưng về Nhã nhạc Cung đình Huế; cảm nhận được giai điệu, tính chất âm nhạc của làn điệu Lưu thuỷ - Kim tiền; giới thiệu được di sản này cho bạn bè và người thân.
* Nhạc cụ: Thể hiện được nốt Si giáng trong bài Cùng múa vui trên recorder hoặc kèn phím.
THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC
NHÃ NHẠC CUNG ĐÌNH HUẾ
Xem một số hình ảnh, video về cố đô Huế và nêu cảm nhận của em
1. Tìm hiểu về Nhã nhạc Cung đình Huế
Nhã nhạc có nghĩa là "âm nhạc tao nhã", ra đời từ thế kỉ XV ở nước ta. Đến thế kỉ XIX, nhã nhạc được đúc kết và phát triển tới đỉnh cao với sự phong phú, đa dạng về thể loại, độc đáo trong việc kết hợp giữa lễ và nhạc. Dưới thời Nguyễn, nhã nhạc được coi là Quốc nhạc - âm nhạc chính thống được sử dụng trong các cuộc tế lễ và nhiều nghi thức trang trọng của triều đình, nên được gọi là Nhã nhạc Cung đình Huế.
Các nhạc cụ trong dàn nhạc cung đình được chế tác khéo léo, tinh xảo hơn nhạc cụ dùng trong dân gian, bao gồm đủ các màu âm: tiếng trong, tiếng đục, tiếng bỗng, tiếng trầm, tiếng đồng, tiếng sắt, tiếng tơ, tiếng trúc,...
[trang 34]
Dàn nhạc cung đình được tổ chức thành 2 dàn: đại nhạc và tiểu nhạc. Dàn đại nhạc được diễn tấu trong các nghi thức quan trọng như lễ tế đàn Nam Giao, tế Miếu, Đại triều,... Dàn nhạc có âm lượng lớn, vang xa, chủ yếu dùng các loại trồng, kèn cùng các nhạc cụ gõ, hơi thổi,... Dàn tiểu nhạc có bài, bản tương đối ổn định hơn và mang màu sắc trang nhã, vui tươi, âm lượng không vang to, mạnh mẽ như đại nhạc, thường dùng trong các buổi yến tiệc của triều đình, lễ hội, Tết Nguyên đán,... Nhiều bài, bản tiểu nhạc còn có lời ca. Nhạc cụ của tiểu nhạc bao gồm: trống, não bạt, phách, sênh tiền, sáo, đàn tì bà, đàn nguyệt,...
Một số bài, bản của tiểu nhạc như: Lưu thuỷ - Kim tiền, Phẩm tiết, Nguyên tiêu,...
Năm 2003, Nhã nhạc Cung đình Huế là đại diện đầu tiên của Việt Nam được UNESCO ghi danh là Kiệt tác Di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại (từ năm 2008 chuyển vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại). Việc bảo tồn, phát huy giá trị của Nhã nhạc Cung đình Huế đã và đang được các cơ quan văn hóa của Nhà nước chăm lo để phổ biến rộng rãi tới đông đảo nhân dân và bạn bè thế giới.
2. Nghe tác phẩm Lưu thuỷ - Kim tiền
*** - Nhã nhạc Cung đình Huế thường được sử dụng trong các nghi thức nào của triều đình?
- Sưu tầm tư liệu (bài viết, âm thanh, hình ảnh,...) để giới thiệu về Nhã nhạc
Cung đình Huế ở phần Vận dụng - Sáng tạo.
[trang 35]
NHẠC CỤ
RECORDER
1. Thế bấm nốt Si giáng (Bb)
- Tay trái: các ngón bấm kín lỗ 0, 1, 3.
- Tay phải: ngón trỏ bấm lỗ 4.
2. Thực hành
Cùng múa vui
KÈN PHÍM
1. Thực hành bấm nốt Si Giáng
2. Thực hiện mẫu âm
[trang 36]
3. Thực hành
VẬN DỤNG - SÁNG TẠO
- Lời bài hát Lí ngựa ô có xuất xứ từ một câu thơ lục bát. Em hãy tìm câu thơ đó và chia sẻ với bạn
- Giới thiệu với bạn về Nhã nhạc Cung đình Huế thông qua các tư liệu em đã sưu tầm
- Biểu diễn nhạc cụ bài Cùng múa vui