SGKVN

Ngữ Văn 9 - Tập 2 - Văn Bản: Nói Với Con | Giáo Dục Việt Nam

Văn Bản: Nói Với Con - Ngữ Văn 9 - Tập 2. Xem chi tiết nội dung bài Văn Bản: Nói Với Con và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Ngữ Văn 9 - Tập 2 | Giáo Dục Việt Nam

VĂN BẢN

NÓI VỚI CON

                     Chân phải bước tới cha
                     Chân trái bước tới mẹ
                     Một bước chạm tiếng nói
                     Hai bước tới tiếng cười
                     Người đồng mình(1) yêu lắm con ơi
                     Đan lờ(2) cài nan hoa
                     Vách nhà ken(3) câu hát
                     Rừng cho hoa
                     Con đường cho những tấm lòng
                     Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
                     Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.


                     Người đồng mình thương lắm con ơi
                     Cao đo nỗi buồn
                     Xa nuôi chí lớn
                     Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
                     Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
                     Sống trong thung(4) không chê thung nghèo đói
                     Sống như sông như suối
                     Lên thác xuống ghềnh
                     Không lo cực nhọc
                     Người đồng mình thô sơ da thịt
                     Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
                     Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
                     Còn quê hương thì làm phong tục
                     Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường
                     Không bao giờ nhỏ bé được
                     Nghe con.

1980                          
(Y Phương(⁎), trong Thơ Việt Nam 1945 – 1985, Sđd)

Chú thích

(*) Nhà thơ Y Phương tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, dân tộc Tày, sinh năm 1948 ; quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Y Phương nhập ngũ năm 1968, phục vụ trong quân đội đến năm 1981 chuyển về công tác tại Sở Văn hoá – Thông tin Cao Bằng. Từ năm 1993, ông là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Cao Bằng, Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá VI. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi. Năm 2007, Y Phương được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

(1) Người đồng mình : người vùng mình, người miền mình. Đây có thể hiểu cu thể là những người cùng sống trên một miền đất, cùng quê hương, cùng một dân tộc.

(2) Lờ : một loại dụng cụ dùng để đặt bắt cá, được đan bằng những nan tre vót tròn.

(3) Ken : làm cho thật kín bằng cách đệm thêm vào những chỗ hở. Người miền núi thường dùng nhiều tấm ván gỗ dựng chắc sát nhau thành vách nhà. Ken ở đây là động từ, được hiểu như đan cài, kết.

(4) Thung (thung lũng) : dải đất trũng và kéo dài nằm giữa hai sườn đồi, núi.

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1. Mượn lời nói với con, nhà thơ gợi về cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người, gợi về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Bố cục của bài thơ đã thể hiện ý tưởng đó như thế nào ?

2. Con được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, trong sự đùm bọc của quê hương. Hãy tìm và phân tích các câu thơ nói lên điều ấy.

3. Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp gì của người "đồng mình", từ đó nhắc nhở con trên đường đời cần phải như thế nào ?

4. Em cảm nhận như thế nào về tình cảm của người cha đối với con trong bài thơ ? Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con qua những lời này là gì ?

5. Nhận xét về cách diễn tả tình cảm và suy nghĩ bằng hình ảnh của nhà thơ. (Gợi ý : Người miền núi thường có cách nói giàu hình ảnh, cụ thể, mộc mạc mà có tính khái quát, giàu chất thơ. Chẳng hạn bốn dòng thơ đầu bài hay các câu : "Đan lờ cài nan hoa – Vách nhà ken câu hát", "Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương"...)

Ghi nhớ

Qua bài Nói với con, bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm, Y Phương đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.

LUYỆN TẬP

Đặt mình là nhân vật người con trong bài thơ, soạn một bài nói ngắn về cảm xúc, suy nghĩ của mình khi nghe lời cha nói với con.

 

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Ngữ Văn 9 - Tập 2

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 9 - Tập 1

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 9

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Giáo Dục Công Dân 9

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Toán 9 - Tập 1

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Toán 9 - Tập 2

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Vật Lí 9

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Hóa Học 9

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Anh 9 - Tập 1

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Anh 9 - Tập 2

NXB Giáo Dục Việt Nam - Tiếng Anh 9 - Tập 2

Sinh Học 9

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lí 9

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tin Học 9 (Quyển 4)

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Gợi ý cho bạn

ngu-van-9-tap-2-965

Ngữ Văn 9 - Tập 2

Sách Lớp 9 Chân Trời Sáng Tạo

hoa-hoc-1169

Hoá Học

Hoá Học 11

ngu-van-7-tap-1-864

Ngữ Văn 7 - Tập 1

Sách Lớp 7 Cánh Diều

toan-2-tap-mot-361

Toán 2 - Tập Một

Sách Lớp 2 Cánh Diều

ngu-van-7-tap-2-865

Ngữ Văn 7 - Tập 2

Sách Lớp 7 Cánh Diều

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.