Trang 6
Học xong bài học này, em sẽ:
• Nêu được vai trò và đặc điểm chung của nhà ở.
• Nêu được một số kiến trúc nhà ở đặc trưng ở Việt Nam.
a | d |
b | e |
c | g |
Hình 1.1. Một số công trình kiến trúc ở Việt Nam
Trong các công trình trên, công trình nào thuộc nhóm nhà ở?
Trang 7
I. VAI TRÒ CỦA NHÀ Ở ĐỐI VỚI CON NGƯỜI
Ngay từ thời nguyên thuỷ, khi con người sống theo bầy đàn, du cư, nhà ở của họ là các hang động nguyên sơ hoặc hang động và hốc núi có gia công đơn giản như xếp chèn thêm đá nhỏ, đắp đất hoặc ghép cành, lá cây cho kín để làm nơi trú ẩn, tránh thiên tai (bão, lũ, mưa đá,...) và chống lại thú dữ (Hình 1.2).
Khi xã hội ngày càng tiến bộ, nhờ sự phát triển của công cụ lao động và sản xuất, con người mong muốn định cư lâu dài, nhà ở được xây dựng từ đơn sơ đến kiên cố bằng các vật liệu như tre, gỗ, đất, đá, gạch,... để phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt, nghỉ ngơi, giải trí nhằm bảo vệ sức khoẻ. Ngoài ra, nhà ở còn là nơi chứa đồ, bảo vệ tài sản của con người, nơi gắn kết giữa các thành viên trong gia đình và cũng có thể là nơi làm việc, học tập của con người (Hình 1.3).
Hình 1.2. Hang động là nhà ở của con người thời nguyên thuỷ
Hình 1.3. Nhà ở của con người thời kì hiện đại
1. Hình 1.3 thể hiện các vai trò nào của nhà ở? 2. Em hãy giải thích câu nói: "Ngôi nhà là tổ ấm". 3. Vì sao nói nhà ở cũng có thể là nơi làm việc và học tập của con người? |
Trang 8
II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ Ở
Nhà ở của Việt Nam có các đặc điểm sau:
1. Các phần chính
Khung nhà
Mái nhà
Cửa sổ
Sàn nhà
Móng nhà
Tường nhà
Cửa chính
Hãy quan sát Hình 1.4 và cho biết nhà ở có các phần chính nào?
Hình 1.4. Các phần chính của nhà ở
Ngôi nhà của gia đình em được phân chia thành mấy khu vực? Hãy kể tên và cho biết cách bố trí các khu vực đó.
2. Các khu vực chính trong nhà: nơi thờ cúng, phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, phòng vệ sinh,... được bố trí độc lập hoặc một số khu vực có thể kết hợp với nhau như nơi thờ cúng và phòng khách, phòng bếp và phòng khách,...
Hãy mô tả khu vực học tập trong ngôi nhà của em.
3. Tính vùng miền: điều kiện tự nhiên của từng vùng có sự khác biệt cũng ảnh hưởng đến cấu trúc của nhà ở. Ví dụ: nhà ở vùng núi có sàn cao, mái dốc; nhà ở vùng ven biển thấp, nhỏ, ít cửa; nhà ở vùng đồng bằng có mái bằng, tường cao,...
Tính vùng miền thể hiện như thế nào trong cấu trúc nhà ở nơi em sinh sống?
Tìm hiểu thêm
Em hãy tìm hiểu về "nhà ở sinh thái".