Khám phá
a)
- Cho cháu mua một cốc nước cam và một cái bánh ạ!
- Cốc nước cam giá 20 000 đồng, cái bánh giá 15 000 đồng. Cháu phải trả 20 000 + 15 000 = 35 000 đồng nhé.
- Mẹ đố Mi, nếu con mua một cái bánh và một cốc nước cam thì phải trả bao nhiêu tiền?
- Con nghĩ là cũng thế ạ.
b) Tính giá trị của hai biểu thức a + b và b + a
a | b | a + b | b + a |
4 | 3 | 4 + 3 = 7 | 3 + 4 = 7 |
6 | 9 | 6 + 9 = 15 | 9 + 6 = 15 |
8 | 5 | 8 + 5 = 13 | 5 + 8 = 13 |
Nhận thấy giá trị của a + b và b + a luôn bằng nhau, ta viết:
a + b = b + a
Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.
Hoạt động
1. Số?
2. Rô-bốt dùng những đoạn có độ dài a, b, c để ghép được những thanh như hình dưới đây. Hỏi những thanh nào có độ dài bằng nhau.
3. Tính bằng cách thuận tiện nhất (theo mẫu).
Mẫu: 30 + 89 + 70 = 30 + 70 + 89
= 100 + 89 = 189.
a) 30 + 192 + 70
b) 50 + 794 + 50
c) 75 + 219 + 25
d) 725 + 199 + 125
Khám phá
a)
- Chúng ta phải trả bao nhiêu tiền nhỉ?
- Chúng ta có thể tính lần lượt như sau:
(45 000 + 75 000) + 25 000
= 120 000 + 25 000
= 145 000.
- Chúng ta nên tính giá tiền nước uống ở khay thứ hai trước.
45 000 + (75 000 + 25 000)
= 45 000 + 100 000
= 145 000.
b) Tính giá trị của hai biểu thức (a + b) + c và a + (b + c)
a | b | c | (a + b) + c | a + (b + c) |
6 | 4 | 8 | (6 + 4) + 8 = 10 + 8 = 18 | 6 + (4 + 8) = 6 + 12 = 18 |
39 | 18 | 82 | (39 + 18) + 82 = 57 + 82 = 139 | 39 + (18 + 82) = 39 + 100 = 139 |
Nhận thấy giá trị của (a + b) + c và a + (b + c) luôn bằng nhau, ta viết:
(a + b) + c = a + (b + c)
Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và thứ ba.
Hoạt động
1. Tính bằng cách thuận tiện
a) 68 + 207 + 3
b) 25 + 159 + 75
c) 1 + 99 + 340
d) 372 + 290 + 10 + 28
2. Tính giá trị của biểu thức (a + b) + c với a = 1 975; b = 1 991; c = 2 025.
Luyện tập
1. Tím số hoặc chữ thích hợp với ..?..
a) 746 + ..?.. = 487 + 746
b) ..?.. + 304 = 304 + 1 975
c) a + b + 23 = a + (..?.. + 23)
d) 26 + c + 74 = (26 + ..?..) + c
2. Tính bằng cách thuận tiện.
a) 92 + 74 + 26
b) 12 + 14 + 16 + 18
c) 592 + 99 + 208
d) 60 + 187 + 40 + 13
3. Tìm biểu thức phù hợp với mỗi sơ đồ. Tính giá trị của mỗi biểu thức với a = 15 và b = 7.
4. Để đi từ nhà mình đến nhà Nam, Việt cần đi qua một cổng làng và một cây cổ thụ. Khoảng cách từ nhà Việt đến cổng làng là 182 m. Khoảng cách từ cổng làng đến cây cổ thụ là 75 m. Khoảng cách từ cây cổ thụ đến nhà Nam là 218 m. Hỏi quãng đường Việt cần đi dài bao nhiêu mét?