SGKVN

Đạo Đức 4 - Bài 5: Bảo Vệ Của Công | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 5: Bảo Vệ Của Công - Đạo Đức 4. Xem chi tiết nội dung bài Bài 5: Bảo Vệ Của Công và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Đạo Đức 4 | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

MỤC TIÊU

  • Nêu được một số biểu hiện của bảo vệ của công.
  • Biết vì sao phải bảo vệ của công.
  • Có những việc làm cụ thể để bảo vệ của công.
  • Nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ của công.

KHỞI ĐỘNG

Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

- Những tài sản nào trong các bức tranh trên được gọi là của công?
- Hãy kể tên các tài sản là của công khác mà em biết.

KHÁM PHÁ

1. Tìm hiểu một số biểu hiện của bảo vệ của công

Đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi:

a. Trong giờ ra chơi, thấy một số bạn đang đùa nghịch và vẽ lên bàn, Dũng liền đến gần và nhắc nhở các bạn.

b. Lân cùng các bạn lau những vết bẩn trên bức tranh tường dọc hai bên đường thôn.

c. Là lớp trưởng, mỗi khi đến giờ Giáo dục thể chất, Hoa luôn nhắc các bạn sử dụng cẩn thận các thiết bị và dụng cụ của trường.

d. Thấy các bạn đang tranh nhau ngồi lên chiếc xe tập thể dục ở công viên, Ly khuyên: "Từng bạn ngồi lên để tránh bị hỏng các bạn nhé!".

- Hãy nêu các biểu hiện của bảo vệ của công.
- Kể thêm các biểu hiện của bảo vệ của công mà em biết.

2. Khám phá vì sao phải bảo vệ của công

Đọc thông tin và trả lời câu hỏi:

Ghế đá kêu đau

Hằng năm, ở trường tôi những học sinh cuối cấp khi ra trường đều tặng cho nhà trường một bộ bàn ghế làm kỉ niệm.

Những chiếc bàn, chiếc ghế nhẵn nhụi, bóng láng được đặt dưới bóng cây bàng, cây phượng mát rượi. Đây là nơi chúng tôi ngồi nói chuyện, vui đùa những lúc ra chơi hay những lần đi dọn vệ sinh trường, cũng là nơi mà các thầy cô giáo ngồi lại nói chuyện trong những giờ giải lao.

Nhưng gần đây, những chiếc bàn, chiếc ghế đá ấy đã bị một số bạn học sinh dùng vật nhọn khắc lên nhiều hình thù kì quái như dao, kiếm,... Tệ hơn, các bạn còn dùng bút xóa để viết, vẽ bậy lên với những từ ngữ không đẹp,... Dần dần, những chiếc bàn, ghế ấy bị sứt mẻ, xấu xí. Mặc dù nhà trường đã có nhiều biện pháp ngăn chặn nhưng "những nhà điêu khắc vô danh" ấy vẫn lén lút hoạt động.

(Theo Lê Thị Diễm Thu,
Báo Thiếu niên tiền phòng Chủ nhật, số 37/2011)

- Em có nhận xét gì về việc làm của các bạn học sinh trong câu chuyện trên? Việc làm đó gây ra hậu quả gì?
- Theo em, vì sao phải bảo vệ của công?

LUYỆN TẬP

1. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến của bạn nào? Vì sao?

2. Bạn nào biết bảo vệ của công, bạn nào chưa biết bảo vệ của công? Vì sao?

3. Xử lí tình huống

a. Tan học, các bạn ùa ra sân trường, chỉ còn Hiền và Lan ngồi trong lớp vừa vẽ tranh vừa chờ bố mẹ đến đón. Hiền về trước nên nhắc Lan: "Khi nào về, bạn nhớ tắt quạt nhé!". Lan đáp: "Bạn cứ làm như đó là quạt của nhà mình vậy!".

Nếu là Hiền, em sẽ nói gì với Lan?

b. Thấy cây xoài trong nhà văn hóa thôn sai trĩu quả, Long bảo Hậu "Tớ cõng bạn kéo cành nhiều quả kia xuống hái nhé!". Thấy Hậu có vẻ chần chừ, Long nói: "Cây xoài này là của chung mà, có phải của nhà ai đâu mà cậu phải lo!".

Nếu là Hậu, em sẽ nói gì với Long?

c. Cuối tuần, Hải và em Loan được bố mẹ cho đi chơi ở Hồ Gươm. Loan thích thú, kéo tay anh hướng về phía đám hoa đầy màu sắc và nói: "Hoa đẹp quá! Em hái bông này nhé!".

Nếu là Hải, em sẽ nói gì với Loan?

4. Em sẽ làm gì nếu chứng kiến các hành vi dưới đây? Vì sao?

a. Một bạn ăn kẹo cao su xong dính bã kẹo lên ghế đá ở sân trường.

b. Hai bạn nữ đang hái hoa ở khuôn viên nhà văn hóa thôn.

c. Một em nhỏ trèo lên bức tượng ở công viên.

d. Vào giờ ra chơi, một số bạn nam bê chậu hoa ở hành lang lớp học để làm gôn đá bóng.

VẬN DỤNG

1. Chia sẻ về những việc em đã chứng kiến hoặc đã làm và sẽ làm để góp phần bảo vệ của công.

2. Em hãy:

- Tìm hiểu và nhận xét về ý thức bảo vệ tài sản trường, lớp của các bạn học sinh trong trường và đề xuất các biện pháp để bảo vệ các tài sản đó.

- Ghi lại kết quả làm việc theo mẫu gợi ý.

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Đạo Đức 4

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Đạo Đức 4

Sách Lớp 4 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử và Địa Lí 4

Sách Lớp 4 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Anh 4 - Tập Một

Sách Lớp 4 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Việt 4 - Tập Một

Sách Lớp 4 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Việt 4 - Tập Hai

Sách Lớp 4 NXB Giáo Dục Việt Nam

Toán 4

Sách Lớp 4 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Anh 4 - Tập Hai

Sách Lớp 4 NXB Giáo Dục Việt Nam

Khoa Học 4

Sách Lớp 4 NXB Giáo Dục Việt Nam

Kĩ Thuật 4

Sách Lớp 4 NXB Giáo Dục Việt Nam

Âm Nhạc 4

Sách Lớp 4 NXB Giáo Dục Việt Nam

Mĩ Thuật 4

Sách Lớp 4 NXB Giáo Dục Việt Nam

Vở bài tập Toán 4 - Tập Một

Sách Lớp 4 NXB Giáo Dục Việt Nam

Gợi ý cho bạn

tieng-viet-2-tap-mot-999

Tiếng Việt 2 - Tập Một

Sách Lớp 2 Chân Trời Sáng Tạo

cong-nghe-6-119

Công Nghệ 6

Sách Cánh Diều Lớp 6

am-nhac-7-871

Âm Nhạc 7

Sách Lớp 7 Cánh Diều

cong-nghe-7-858

Công Nghệ 7

Sách Giáo Khoa Lớp 7 NXB Giáo Dục

tin-hoc-3-1052

Tin Học 3

Sách Lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.