Khám phá
a)
• Nước ở cốc A nóng hơn nước ở chai B.
• Nước ở cốc C lạnh hơn nước ở chai B.
b) Ví dụ: Theo một bản tin thời tiết, nhiệt độ không khí về đêm ở Hà Nội là 10 độ C.
• 10 độ C viết là: 10 °C; đọc là: Mười độ xê.
• Trong thực tế sử dụng, ta có thể viết 10 °C gọn lại là 10°.
Hoạt động
1. Sử dụng nhiệt kế đo nhiệt độ không khí.
a) Ví dụ: Đọc trên thang đo của nhiệt kế, mức thuỷ ngân ở vạch 30 chỉ nhiệt độ không khí ở Hà Nội là 30 °C.
b) Ví dụ: Bảng sau đây cho biết nhiệt độ không khí vào buổi sáng trong một ngày ở ba địa phương:
Địa phương | Hà Nội | Lào Cai | Sa Pa |
Nhiệt độ không khí | 30°C | 26°C | 10°C |
Nhìn vào bảng, em cho biết:
• Nhiệt độ không khí ở Hà Nội và ở Lào Cai, nơi nào cao hơn?
• Nhiệt độ không khí ở Sa Pa và ở Lào Cai, nơi nào thấp hơn?
2. Sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể.
a) Ví dụ:
Đọc trên thang đo của nhiệt kế, mức thuỷ ngân ở vạch 37 chỉ nhiệt độ cơ thể là 37 °C.
b) Số ?
Dựa vào kết quả đo nhiệt độ của các bạn mà bác sĩ đã nêu (như hình vẽ):
• Nhiệt độ cơ thể của Việt là ? °C;
• Nhiệt độ cơ thể của Nam là ? °C.
Đọc trên thang đo của nhiệt kế thấy nhiệt độ cơ thể của Việt là ba mươi bảy độ xê, của Nam là ba mươi tám độ xê.
Luyện tập
1. Dự báo nhiệt độ không khí vào các buổi trong ngày ở một địa phương được ghi theo bảng sau:
Buổi | Sáng | Trưa | Đêm |
Nhiệt độ | 27°C | 36°C | 15°C |
Dựa vào bảng trên, hãy cho biết nhiệt độ không khí:
a) Từng buổi trong ngày là bao nhiêu độ?
b) Thấp nhất là bao nhiêu độ, cao nhất là bao nhiêu độ?
2. Có ba người đo nhiệt độ cơ thể được kết quả lần lượt là: 38 °C; 37 °C; 39 °C. Hỏi trong ba nhiệt độ trên, nhiệt độ nào cao hơn nhiệt độ cơ thể của người bình thường? Biết nhiệt độ cơ thể của người bình thường là 37 °C.
3. Hoạt động ở nhà:
a) Khi thời tiết thay đổi, em xem nhiệt kế đo nhiệt độ không khí để biết trời nóng hay lạnh mà mặc quần áo cho phù hợp.
b) Khi thấy người sốt nóng, khó chịu, em hãy nhờ người lớn dùng nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể để được thăm khám kịp thời.