• Các biểu thức: 15 - (5 + 7); 5 x (4 + 2); 105 : (14 - 9); 80 : (4 x 2);... đều là biểu thức có dấu ngoặc ( ).
• Khi tính giá trị của các biểu thức có dấu ngoặc ( ) thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc.
Ví dụ:
a) (16 + 20) : 4 = 36 : 4
= 9
b) 84 - (19 - 15) = 84 - 4
= 80
c) 9 x (73 - 65) = 9 x 8
= 72
1. Tính:
a) (37 - 18) + 17
b) 56 - (35 - 16)
c) (6 + 5) x 8
d) 36 : (62 - 56)
2. Chọn chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Cho biểu thức 56 : (45 - 38) x 2. Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức đó là:
- Nhân, chia, trừ.
- Trừ, chia, nhân.
- Trừ, nhân, chia.
- Chia, trừ, nhân.
3.
Một đoàn có 54 học sinh đi học tập trải nghiệm di chuyển bằng 2 xe ô tô nhỏ và 1 xe ô tô to. Biết rằng mỗi xe ô tô nhỏ chở 7 học sinh, số học sinh còn lại đi xe ô tô to.
a) Nêu biểu thức tính số học sinh đi xe ô tô to.
b) Có bao nhiêu học sinh đi xe ô tô to?
4. Chọn dấu (+, -, x, :) hoặc dấu ngoặc ( ) vào vị trí thích hợp để biểu thức có giá trị đúng:
a)
8 (?) 4 (?) 2 = 1
8 (?) 4 (?) 2 = 4
b)
8 (?) 4 (?) 2 = 10
8 (?) 4 (?) 2 = 30