SGKVN

Địa Lý 12 - Bài 20: Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế | Giáo Dục Việt Nam

Bài 20: Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế - Địa Lý 12. Xem chi tiết nội dung bài Bài 20: Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Địa Lý 12 | Giáo Dục Việt Nam

Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững không chỉ đòi hỏi nhịp độ phát triển cao mà quan trọng hơn là phải có cơ cấu hợp lí giữa các ngành, các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thổ.

Xác định cơ cấu kinh tế hợp lí và thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP ở nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng : tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp và xây dựng) giảm tỉ trọng của khu vực I (nông – lâm – ngư nghiệp), khu vực III (dịch vụ) có tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn định.

Hình 20.1. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta, giai đoạn 1990 - 2005 (%)

Quan sát hình 20.1, phân tích sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta, giai đoạn 1990 – 2005.

Xu hướng chuyển dịch như trên là phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện nước ta hiện nay. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

Trong nội bộ từng ngành, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng thể hiện khá rõ. Ở khu vực I, xu hướng là giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thuỷ sản. Năm 1990, tỉ trọng ngành nông nghiệp là 83,4%, đến năm 2005 chỉ còn 71,5%. Cũng những năm đó, tỉ trọng ngành thuỷ sản tăng từ 8,7% lên 24,8%. Nếu xét riêng nông nghiệp (theo nghĩa hẹp) thì tỉ trọng của ngành trồng trọt giảm, còn tỉ trọng của ngành chăn nuôi tăng.

Bảng 20.1. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp

(Đơn vị : %)

Ngành Năm 1990 1995 2000 2005
Trồng trọt 79,3 78,1 78,2 73,5
Chăn nuôi 17,9 18,9 19,3 24,7
Dịch vụ nông nghiệp 2,8 3,0 2,5 1,8

Ở khu vực II, công nghiệp đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hoá sản phẩm để phù hợp hơn với yêu cầu của thị trường và tăng hiệu quả đầu tư. Ngành công nghiệp chế biến tăng tỉ trọng, trong khi đó công nghiệp khai thác có tỉ trọng giảm. Trong từng ngành công nghiệp, cơ cấu sản phẩm cũng chuyển đổi theo hướng tăng tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và cạnh tranh được về giá cả, giảm các loại sản phẩm chất lượng thấp và trung bình không phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Khu vực III đã có những bước tăng trưởng ở một số mặt, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị. Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ,... đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế đất nước.

2. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế

Bảng 20.2. Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế (giá thực tế)

(Đơn vị : %)

Thành phần 1995 2000 2005
Kinh tế Nhà nước 40,2 38,5 38,4
Kinh tế ngoài Nhà nước 53,5 48,2 45,6
Trong đó :      
- Kinh tế tập thể 10,1 8,6 6,8
- Kinh tế tư nhân 7,4 7,3 8,9
- Kinh tế cá thể 36,0 32,3 29,9
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 6,3 13,3 16,0

Phân tích bảng 20.2. để thấy sự chuyển dịch cơ cấu GDP giữa các thành phần kinh tế. Sự chuyển dịch đó có ý nghĩa gì ?

Cơ cấu thành phần kinh tế cũng có những chuyển biến tích cực, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần trong thời kì Đổi mới.

Kinh tế Nhà nước tuy có giảm về tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt vẫn do Nhà nước quản lí.

Tỉ trọng của kinh tế tư nhân có xu hướng tăng. Đặc biệt, từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của khu vực kinh tế này trong giai đoạn mới của đất nước.

3. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế

Ở nước ta đã hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn.

Việc phát huy thế mạnh của từng vùng nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế và tăng cường hội nhập với thế giới đã dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hoá sản xuất giữa các vùng trong nước. Ví dụ : Đông Nam Bộ là vùng phát triển công nghiệp mạnh nhất, với giá trị sản xuất công nghiệp chiếm tới 55,6% cả nước (năm 2005). Trong khi đó Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm ; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 40,7% cả nước.

Trên phạm vi cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm : Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Câu hỏi và bài tập

1. Điền các nội dung thích hợp vào bảng theo mẫu sau :

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu Xu hướng chuyển dịch
Ngành kinh tế  
Thành phần kinh tế  
Lãnh thổ kinh tế  

2. Cho bảng số liệu sau :

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của nước ta (giá thực tế)

(Đơn vị : tỉ đồng)

Ngành Năm 2000 2005
Nông nghiệp 129140,5 183342,4
Lâm nghiệp 7673,9 9496,2
Thủy sản 26498,9 63549,2
Tổng số 163313,3 256387,8

a) Tính tỉ trọng của từng ngành trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản qua các năm.

b) Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.

 

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Địa Lý 12

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 12 - Tập Một

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 12 - Tập Hai

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Một

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Công Nghệ 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lý 12 Nâng Cao

Địa lý 12 - Nâng cao

Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Hai

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Giáo Dục Quốc Phòng - An Ninh 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 12 (Nâng Cao)

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tin Học 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Sinh Học 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Sinh Học 12 Nâng Cao

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Gợi ý cho bạn

giao-duc-the-chat-5-1855

Giáo Dục Thể Chất 5

NXB Kết nối tri thức - Giáo dục thể chất 5

atlat-1363

Atlat

Atlat hay atlas là một tập hợp các bản đồ, thường là của Trái Đất hoặc một khu vực trên Trái Đất. Ngoài ra còn có atlas của các hành tinh trong hệ Mặt Trời.

lich-su-va-dia-ly-6-124

Lịch Sử Và Địa Lý 6

Sách Cánh Diều Lớp 6

vat-ly-1159

Vật Lý

Vật Lý cơ bản 11

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

ok365 ** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.